cover-news

AoE DE: Tiềm năng gameplay và nỗi tiếc nuối mang tên "đồ họa"

11/01/2022 17:40
Hoa Vô Khuyết
AoE DE là một trò chơi vô cùng tiềm năng, nhưng cũng chính bởi những tiềm năng mà nó trở thành nỗi tiếc nuối khi không thể phát triển được và dần trở thành một "trò chơi chết".

Hơn 3 năm kể từ ngày ra mắt, AoE DE đã trải qua rất nhiều bản cập nhật lớn nhỏ. Từ chỗ một trò chơi được làm ra để kỷ niệm, tri ân cộng đồng người chơi AoE 1 thì giờ đây AoE DE đã có thể coi như một trò chơi hoàn toàn riêng biệt nằm trong series game Đế chế của nhà Microsoft. So với AoE 1, phiên bản DE cho thấy rất nhiều điểm ưu việt về gameplay. Trải qua nhiều lần nâng cấp, vấn đề cân bằng các nền văn minh trong game cũng trở nên ngày một tốt dần. Từ đó mà các trận đấu bắt đầu mang nặng tính chiến thuật và trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên tất cả những điều đó sẽ trở nên vô nghĩa khi mà DE ngày càng chết dần, chết mòn.

Cộng đồng AoE DE khá ảm đạm khi không còn quá nhiều người chơi

Tại sao lại nói DE có thể coi như một tựa game hoàn toàn riêng biệt? Tất nhiên, điều dễ nhận biết nhất chính là nằm ở đồ họa. Với phong cách đồ họa 3D cùng rất nhiều nâng cấp, AoE DE cho thấy một "giao diện" khá quen thuộc với người chơi AoE 1 nhưng đi kèm với đó là một trải nghiệm thực sự mới mẻ. Song, điều khiến cho DE trở nên khác biệt so với AoE 1 lại không nằm nhiều về mặt đồ họa mà chính là ở gameplay. 

Đặc điểm dễ thấy nhất về gameplay của AoE 1 là tính mất cân đối của các nền văn minh, đặc biệt là khi mà bộ luật D3KT ra đời. Khái niệm "quân tuyển - quân tịt" cùng câu nói "Đỏ ăn tất" của VaneLove cũng từ đó trở thành đặc trưng của tựa game hơn 20 năm tuổi. Câu chuyện thắng, thua của một trận đấu chính bởi vì thế mà có đôi khi không được quyết định bởi trình độ. Khi phải cầm quân quá tịt hoặc những bài nghiệt không lên đời, việc những game thủ hàng đầu như Chim Sẻ Đi Nắng, BiBi, Hồng Anh,... để thua những game thủ có trình độ thấp hơn cũng là câu chuyện hết sức thường tình. 

Trong AoE 1, người chơi cầm quân tuyển sẽ có lợi thế về cả tâm lý lẫn thế trận (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, AoE DE thì khác, trò chơi này gần như đã tạo ra một sự cân bằng đến hoàn hảo về gameplay. Thay vì lặp lại một số loại quân cơ bản như lạc đà, ngựa chém, cung R, cung A,... thì một trận đấu 4vs4 Random thường sẽ kéo dài cho tới đời 4 với sự xuất hiện của gần như tất cả các binh chủng quân đội mà tựa game này có, từ rìu bổ, quẩy đá, ngựa dò, cung T ở đời 2 cho đến lạc đà, ngựa chém, cung R, cung A,... ở đời 3 và pháo thần, voi, bẹt thần cùng những đơn vị quân đội đời 4 (Thậm chí là cả tàu thuyền đối với map biển). Đa số người chơi khi mới chuyển từ AoE 1 sang DE sẽ có cảm giác bị choáng ngợp khi bị bỏ vào "nồi lẩu thập cẩm" nói trên. Song, khi đã quen với tiết tấu và kịch bản của một trận đấu DE, game thủ sẽ có cảm giác khá thoải mái khi nhập cuộc. Họ sẽ không còn lo sợ phải cầm Greek khi đối đầu với Shang, không phải lo sợ cầm một loại quân không có bánh xe và để feat dân, cũng chẳng sợ phải gặp bài nghiệt không lên đời,... 

Những vấn đề tồn đọng ở AoE 1 đều đã được giải quyết trong AoE DE. Trong DE, tất cả các nền văn minh đều có bánh xe. Không có quân tuyển hay tịt. Những loại quân bị "ruồng bỏ" ở AoE 1 như Greek, Choson, Cartha,... lại trở nên vô cùng mạnh mẽ trong tựa game này. Nỗi lo bài nghiệt cũng giảm bớt khi mà hiện tượng bãi quả không ăn được, bãi hươu không lùa được,... cũng không xuất hiện. Hơn nữa việc câu voi, lùa hươu trong DE cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhìn chung, gameplay của AoE DE thực sự khác biệt so với AoE 1. Nếu chỉ nói về gameplay thì DE rõ ràng dễ tiếp cận với người chơi và phù hợp với nhiều lứa tuổi hơn.

Trong AoE DE, hầu hết các loại quân đều có "đất dụng võ"

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, cộng đồng AoE DE vẫn vô cùng ảm đạm. Bản thân tựa game này gần như đã trở thành dead game. Một trong số những nguyên nhân vô cùng đáng tiếc chính là mặt đồ họa. Trong rất nhiều bản nâng cấp, Microsoft đã cố gắng tập trung vào phát triển gameplay và cân bằng game mà lại bỏ qua đi yếu tố "nhìn". Đồ họa của DE đẹp nhưng rối rắm, màu sắc thiếu đi sự hài hòa. Điều đó đã khiến cho những màn đấu quân trở nên rối mắt với người chơi, còn người xem cũng chê lên chê xuống vì khó quan sát trận đấu.

Không thể đổ lỗi cho sự thất bại của AoE DE là hoàn toàn do đồ họa, nhưng rõ ràng đó là điều đáng tiếc nhất, bởi lẽ nếu như có một cách xây dựng hình ảnh hợp thị hiếu người xem hơn, có lẽ câu chuyện về DE đã khác đi rất nhiều chăng?

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Tựa game hẹn hò này từng khiến một cậu bé kết liễu bản thân ở tuổi 15

29/04/2022 15:39

Kết quả SEA Games 31: Thua sát nút Thái Lan, tuyển FIFA Online 4 Việt Nam giành Huy chương bạc

15/05/2022 23:10

Huỷ diệt Aster 3 trắng, PSG.LGD tiếp tục thể hiện vị thế "làm bố" ở khu vực Trung Quốc

09/05/2022 11:46

Liên Quân Mobile: BOX Gaming 'chốt sổ' Top 4 Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2022

24/04/2022 19:15

Giới thiệu các đội tuyển tham dự MSI 2022 #7: PSG Talon: Hy vọng nào để lặp lại thành tích ấn tượng cách đây 1 năm?

09/05/2022 14:34

Chính thức: Liên Quân Mobile Việt Nam sẽ có 3 đại diện dự AIC 2022

24/04/2022 19:42

Những điều cần biết về giải đấu FIFAe NATIONS 2022 hot nhất tháng 4 này

24/04/2022 22:04
Xem thêm
https://cdn-data.gtvplus.vn/banners/Gif/default_banner1224x150_1648108126.gif