Trong lịch sử, các thành bang Hy Lạp là một trong những nền văn hóa đầu tiên nhanh chóng phát triển và phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực như khoa học, triết học và chính trị, cũng như nhân khẩu học. Một số quốc gia Hy Lạp như Sparta và Athens đã có thể đào tạo bộ binh tinh nhuệ có kỷ luật cao và triển khai chúng một cách hiệu quả với số lượng đáng kể chống lại kẻ địch, và cũng được biết là sử dụng hiệu quả các tàu hải quân để phòng thủ chống lại quân Ba Tư trong thời kỳ chiến tranh Greco - Persian. Những thực tế đó được phản ánh trong tựa game Đế chế khi các đơn vị Học viện (Xọc xiên) và tàu chiến di chuyển nhanh hơn.
KIẾN TRÚC
Trong game, kiến trúc Greek khá tương đồng với La Mã, chỉ khác về màu sắc mái ngói. Điều này là hợp lý bởi lẽ trên thực tế, kiến trúc của La Mã cũng bị ảnh hưởng khá nhiều từ kiến trúc Hy Lạp. Kỳ quan của Greek là tượng đài chiến binh.
ĐẶC TRƯNG KINH TẾ
Greek không có đặc trưng kinh tế trên bộ.
ĐẶC TRƯNG QUÂN SỰ
- Bộ binh (Xọc xiên) trong Học viện di chuyển nhanh 30%.
- Là nền văn minh duy nhất không đào tạo được bất kỳ đơn vị cung thủ nào khác ngoài cung T
ÉP ĐỜI
Greek là một nền văn minh không có lợi thế đặc biệt trong việc ép đời 3 của người chơi. Nông dân của Greek không có bất kỳ khả năng vượt trội nào về khai thác tài nguyên hay xây dựng. Do đó, công thức ép đời 3 của Greek là cơ bản.
SỨC MẠNH TRONG SOLO
Bản thân nền văn minh Greek trong tựa game Đế chế không hề yếu, đặc biệt là ở thể thức Quyết chiến (Deatch Match), sức mạnh của nền văn minh cổ đại này được phát huy tối đa. Nhưng luật Đời 3 không thành (D3KT) ra đời đã khiến cho Greek trở thành một trong những dân tộc yếu nhất, mà thường được cộng đồng người chơi "ưu ái" dành tặng cho cái tên: quân tịt.
Greek không có lạc đề để khắc chế ngựa chém, không đào tạo được bất kỳ loại cung thủ nào trừ cung T, vì vậy mà phù thủy trở thành một nỗi ám ảnh với người chơi cầm Greek. Cho dù xọc xiên đi nhanh hơn 30%, giá cả lại rẻ, nhưng loại quân đội này lại bị khắc phục hoàn toàn bởi phù thủy và cung. Nên nếu phải đối đầu với những nền văn minh "tuyển" ở thể thức D3KT, không ít người chơi lựa chọn đầu hàng ngay lập tức khi trận đấu mới chỉ bắt đầu.
Phù thủy đơn vị khắc chế Greek
Trong solo, Greek chỉ được đánh giá nhỉnh hơn Macedonian. Bởi lẽ tốc độ di chuyển nhanh của xọc xiên Greek sẽ chiếm ưu thế trước xọc xiên Mace, và Mace cũng không có phù thủy. Ngoài ra nếu đụng độ một số dân tộc khá yếu khác như Choson hay Carthaginian, Greek vẫn có những cách khắc phục như "đánh phù đập dân" hoặc đánh "quẩy đá kẹp phù" để khắc lại cung A một áo. Nhưng nhìn chung, Greek vẫn bị coi là nền văn minh yếu nhất, khó chơi nhất trong thể thức D3KT.
Tuy vậy, chính sự yếu đuối và kém đa dạng trong quân đội của Greek lại khiến cho nền văn minh này cùng với người chơi tạo ra không ít các siêu phẩm. Những tình huống "ôm bom" trần lực bằng việc công chém, công T, công phù và khởi nghĩa nông dân thực sự đem đến sự nghẹt thở cho khán giả. Những pha bắt bài đối thủ như quẩy đá khắc cung A một áo, hay trâu xọc xiên để "lấy thịt đè người" cũng tạo ra vô vàn trận đấu hay.
Tin liên quan
Shenlong là một huyền thoại trong cộng đồng AoE, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, đó là điều không cần phải bàn cãi. Game thủ sinh năm 1988 được yêu quý bởi hình tượng giản dị, tự lập cùng tình yêu mãnh liệt dành và kỹ năng thi đấu ở tựa game Đế Chế.
Kèo đỉnh cao Việt - Trung tối nay bỗng chốc trở thành "thảm họa" khi Chim Sẻ Đi Nắng đánh mất chính mình một cách hết sức khó tin.
Chim Sẻ Đi Nắng và 2k1 Bắc Ninh đã lên ngôi vô địch giải AOE Cái Thế Tranh Hùng Mùa 2.
Việc Trường Đế Chế với "chiến thuật co cụm" chuẩn bị xuất hiện ở giải Bán Chuyên Hà Nội hứa hẹn sẽ đem lại nhiều điều thú vị những cũng làm xuất hiện không ít những ý kiến trái chiều.
Cyber Thông Nguyễn đã gây nhiều tranh cãi khi công bố chia top tại AOE Bán chuyên Hà Nội.
Cơ hội có 1-0-2 để nhận SVIP GPlay hoàn toàn miễn phí.
Trận chung kết AOE Việt Trung - Cái Thế Tranh Hùng mùa 2 sẽ là một trận chung kết trong mơ giữa team Chim Sẻ Đi Nắng và team Shenlong.
Đọc nhiều