cover-news

Lịch sử các dân tộc trong Đế Chế - Dân tộc Hittite (Phần 1)

31/07/2018 19:54
Tuan Duc
Cho đến tận thế kỷ trước, quy mô thật sự của nền văn minh Hittite vẫn chưa được tiết lộ cho thế giới biết đến. 

Giới thiệu:

Cho đến tận thế kỷ trước, quy mô thật sự của nền văn minh Hittite vẫn chưa được tiết lộ cho thế giới. Người Hittite đã được đề cập nhiều lần trong Cựu Ước, nhưng ít được biết về nền văn minh, trước khi các nhà khảo cổ khai quật và nghiên cứu tại các địa điểm của thủ đô Hittite: Hattusa (tại Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Bắt đầu với việc giải mã những văn tự cổ bằng đất sét (được phát hiện tại Hattusa vào năm 1906), người ta thấy rằng Hittite trên thực tế là một siêu cường quốc trong thời đại đồ Đồng. Họ là dân tộc thống trị và cực kì tối tân; người Hittite là đối thủ thực sự của đế chế Ai Cập hùng mạnh. Những bí mật của nền văn minh bí ẩn này vẫn đang được khai quật thông qua những khám phá khảo cổ gần đây.

\"\"

Cổng Sư tử Hattusa tại Công viên Quốc gia Boğazkale, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ

Vị trí:

Đế chế Hittite tập trung ở Tiểu Á. Biên giới tối đa của đế chế này nó mở rộng từ bờ biển Aegean của Anatolia, đế phía Đông của sông Euphrates, về phía đông nam cận Syria. Theo Damascus tới phía nam dọc theo bờ biển Địa Trung Hải và phía Đông của Levant. Khoảng năm 1595 TCN, vua của Hittite - Mursili đã sáp nhập Babylon vào lãnh thổ, nhưng không cố trấn giữ vùng này. Các nhà sử học không thể nêu chính xác nơi Hittite bắt nguồn hoặc cách mà họ đến được Tiểu Á. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngôn ngữ Ấn-Âu đã chỉ ra rằng người Hittite có lẽ mang nguồn gốc châu Âu; và có thể vào khoảng năm 2000 TCN, họ đã di cư về phía Nam đến những vùng đất hiện tại thuộc lãnh thổ Ukraine, rồi đi thông qua đảo Balkan, hoặc đi về cuối phía Đông của Biển Đen.

\"\"

Thủ đô:

Thành Hittite lớn nhất là ở Hattusa (cũng được viết là Hatusha và Hattusas), ở quận Boğazkale, phía bắc miền Trung của Thổ Nhĩ Kỳ, nội địa của Biển Đen. Thành phố này trước đây từng là thủ đô của người Haiti, thế nhưng vào khoảng năm 1900 TCN, Vương quốc Hatti đã bị Hittites xâm chiếm. (Tên nước Hittite cũng xuất phát là từ cái tên Hatti này). Thủ đô Hittite sau đó đã được dời đến Hattusa vào khoảng năm 1500 TCN. Đây là một khu vực gồ ghề và lộng gió, cao 1.200 mét (gần 4.000 feet) trên mực nước biển. Thủ đô này cũng từng là trung tâm hành chính và tôn giáo của đế chế Hittite.

\"\"

Tàn tích của thủ đô Hattusa, Boğazkale, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ

Sự phát triển:

Vào khoảng năm 2000 TCN, khi người Hittite chiếm cứ Tiểu Á, vương quốc hình thành từ những dân cư nhỏ bé nhưng thông thái. Hittite bắt đầu mở rộng lãnh thổ của họ trong khoảng năm 1900 TCN. Người Hittite dùng những đối sách vừa mềm vừa cứng về cả mặt vũ tranh lẫn mặt ngoại giao để đưa các thành bang cùng các tiểu vương quốc tại Tiểu Á trở về dưới trướng của Hittile. Vương quốc Hittite trải qua rất nhiều giai đoạn, có lúc bành trướng có lúc bị thu hẹp, cho đến tận năm 1400 TCN, một loạt các vị vua dũng mãnh đã mở rộng Đế chế Hittite trên toàn bộ Tiểu Á, vào trong lãnh thổ của Syria, và vượt ra ngoài địa phận sông Euphrates. Sự xâm chiếm vùng đất Syria màu mỡ đã đưa Hittite vào cuộc xung đột với Ai Cập, những người cũng đang tìm cách thống trị khu vực này.

\"\"

Một phần của các pháo đài được xây dựng lại tại Hattusa


Trong rất nhiều thế hệ, Hittite và Ai Cập luôn là những đối thủ trong cả ngoại giao lẫn quân sự. Trận chiến Kadesh lẫy lừng năm 1274 TCN (diễn ra gần biên giới Syria-Lebanon ngày nay) là trận đánh sử dụng những chiến xa lớn nhất trong lịch sử cũng như cho thấy sức mạnh của hai cường quốc này. Trận chiến sau đó được người Ai Cập mô phỏng lại, được đưa và vào thơ ca sử thi, thậm chí còn được viết lại bằng một văn tự chính thức để lưu trữ. Sau nhiều năm bế tắc vì những cuộc tranh giành không có hồi kết, hai cường quốc cuối cùng đã ký hiệp ước hòa bình và tương trợ lẫn nhau,nguyên nhân hai bên kí kết hiệp định này có lẽ là do nhận thấy mối đe dọa mang tên Assyria ở phía Đông. Một bản sao của hiệp ước đã được khắc bằng chữ tượng hình trên tường một ngôi đền của Ai Cập tại Karnak; và trên một văn tự bằng đất sét của người Hittite được tìm thấy tại Hattusa (hiện đang ở Bảo tàng Khảo cổ học Istanbul).

\"\"

Tranh vẽ chiến xa của người Hittite

Nền kinh tế:

Lãnh thổ Hittite có địa lý rất đa dạng, bao gồm những đồng bằng cỏ rộng lớn, có núi, biển, thung lũng sông và cả sa mạc. Nền kinh tế của họ chủ yếu dựa vào ngũ cốc và chăn cừu, nhưng họ cũng sở hữu một lượng lớn các bãi quặng bạc, đồng và chì. Người Hittite là những ngươi thợ thủ công luyện kim và là một trong những nước sử dụng và sản xuất sắt đầu tiên trong thời cổ đại.

\"\"

Hình chạm nổi vẽ đàn gia súc ở Hattusa

Tôn giáo và Văn Hóa:

Đền thờ lớn ở Hattusa là trung tâm tôn giáo của đế chế Hittite. Hoàng đế Hittite cũng chính là vị tư tế tối cao của vương quốc. Vị vua vừa phải đảm nhận trọng trách điều hành đất nước, vừa điều hành các buổi lễ tôn giáo, vừa xuất quân đi xâm lược. Vai trò kép của nhà vua rất hữu ích trong việc thống nhất văn hóa của vương quốc, trong khuôn khổ sự đa dạng của các dân tộc tại Hittite. Mỗi năm nhà vua và cũng là nhà tư tế đứng đầu tôn giáo sẽ có một chuyến vi hành rộng rãi để chủ tọa tại các lễ hội. Sự xuất hiện cá nhân này đã mang lại những đóng góp phong phú cho văn hóa tôn giáo và giúp ổn định vương quốc hơn.


\"\"

Nhà vua và cũng là Tư tế đứng đầu tôn giáo của Hittite (đầu thế kỷ 17 TCN)

Tôn giáo Hittite là tôn giáo đa thần. Một sự khoan dung đối với những niềm tin khác và linh hoạt về việc kết hợp các vị thần mới đã được tôn thờ bởi những thế hệ cũ. Số lượng văn hóa về Hittite đã được phát hiện cho đến nay so với những người đương thời của họ ở Babylon và Ai Cập thì ít hơn hẳn - Thế nhưng chỉ một vài bức tượng bằng đồng và đá, những con dấu và chạm khắc đá, đây vẫn là minh chứng cho khả năng nghệ thuật của họ.

 

\"\"

Hình chạm khắc 12 vị thần địa ngục tại đền Yazilikaya, Hattusa


Một biểu tượng trường tồn lâu nhất trong các tác phẩm nghệ thuật của họ là đại bàng hai đầu - một thiết kế đã được truyền quan nhiều đời và được chấp nhận bởi nhiều nền văn hóa khác trong suốt thời đại, từ Byzantium đến Đế quốc Nga. Hittites sử dụng chữ khắc cuneiform để viết cùng với chữ Luwili.

 

\"\"

Văn tự cổ của người Hattusa mô tả đại bàng đôi

G_luuly

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Xuất hiện bảng đấu tử thần tại giải AoE The Community Semi-Pro League 3

27/09/2023 14:29

Kinh Bắc vô địch giải AOE bán chuyên Hà Nội 2023

02/07/2023 22:50

AOE Việt sôi động hơn nhờ chính sách mới của SBS?

25/07/2023 18:00

KHỞI TRANH GIẢI ĐẤU AOE CƠM THỊT SẺ MÙA 6

19/02/2024 16:23

Thông báo mở đăng ký giải đấu AoE Cơm Canh Cà lần 5

22/08/2023 15:25

Lịch thi đấu vòng loại 2, ngày 27.08, giải đấu AoE Cơm Canh Cà mùa 5

27/08/2023 14:16

SALE SẬP SÀN THÁNG 5: VIP ĐỒNG GIẢM GIÁ 35%

08/05/2024 10:31
Xem thêm
https://cdn-data.gtvplus.vn/banners/Gif/default_banner1224x150_1648108126.gif