Theo dõi phần trước tại đây: http://gametv.vn/news/lich-su-cac-dan-toc-trong-de-che-dan-toc-hy-lap-phan-1/
Chính quyền:
Thành phố độc lập được gọi là một thành bang, bao gồm thành phố và vùng nông thôn xung quanh. Lớn nhất trong số các thành bang này là Athens, với khoảng một ngàn dặm vuông lãnh thổ. Trong thời kỳ cổ xưa, hầu hết các thành bang đều bị chi phối bởi một nhóm chủ đất giàu có. Đây là các “aristoi” - có nghĩa là "người giỏi nhất", hoặc giai cấp trưởng giả. Sự oán giận với những quy tắc của giới quý tộc, khi các thương nhân và nghệ nhân bắt đầu giàu có hơn nhưng lại không nói tiếng nói gì trong chính quyền đã dẫn đến những cuộc bạo loạn. Bắt đầu vào khoảng năm 650 TCN, những người được gọi là bạo chúa đã được phép nắm quyền để giữ hòa bình. Chính quyền đôi khi cũng được cải thiện dưới một bạo chúa đã được giác ngộ; nhưng tầng lớp này rất dễ sa đọa vào tham nhũng. Năm 508 TCN, Athens tạo lập một chế độ mới được gọi là Dân chủ, trong đó tất cả nam công dân đều có thể tham gia vào chính quyền. Tuy nhiên, phụ nữ, người nước ngoài và nô lệ vẫn không có tiếng nói. Điều thú vị là trong chế độ Quân chủ kép của Sparta, người phụ nữ đã được cho phép nhiều quyền lợi hơn phụ nữ ở Athens, chẳng hạn như quyền thừa kế tài sản.
Tượng đá của Perikles - nhà chính trị tài ba của Hy Lạp
Kiến trúc:
Một trong những dạng kiến trúc quan trọng nhất xuất hiện từ Hy Lạp cổ đại là đền thờ, cách gọi khác là naos (Ναός) có nghĩa là "nơi ở của một vị thần." Những ngôi đền đầu tiên là những thiết kế đơn giản và được xây dựng từ những vật liệu mỏng manh như gỗ và gạch (như ngôi đền ban đầu trên Acropolis của người Athens đã bị người Ba Tư đốt năm 480 TCN). Các ngôi đền Hy Lạp được xây dựng từ đá được chạm khắc công phu trở thành các cấu trúc vô cùng tráng lệ.
Tranh minh họa việc xây dựng đền Parthenon ở Athens năm 440 TCN
Đền Parthenon ở Athens (hoàn thành vào năm 432 TCN) là mẫu mực của Naos - một sự kết hợp giữa các nguyên lý kiến trúc Doric và Ionic. Phần nền đá vôi của đền thờ hỗ trợ các cột chống và các phiến đá cẩm thạch được khai thác từ núi Pentelicus gần đó.
Kiến trúc nội thất cổ điển của đền Parthenon và tượng nữ thần Athena
Parthenon trị giá 469 ta-lăng Attic (hơn 25.000 pound bạc) và được giám sát bởi kiến trúc sư Phidias (Ictinus và Callicrates là các nhà thiết kế). Bên trong đền Parthenon, chính giữa đặt một bức tượng của nữ thần Athena.
Đền Parthenon, Athens, Hy Lạp
Thiết kế của các nhà hát Hy Lạp cũng là một trong những di sản kiến trúc lâu dài của nền văn hóa này. Từ "nhà hát" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại (θέατρον) có nghĩa là "nơi để xem”. Các nhà hát đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại được xây dựng trên một sườn đồi, các diễn viên ở dưới biểu diễn trên sân khấu làm bằng đất hoặc sàn đập quây tròn. Những không gian nguyên thủy này phát triển thành các hội trường đá ngoài trời tinh xảo được xây dựng ở các sườn đồi như Nhà hát Epidaurus (cuối thế kỷ thứ IV TCN), chứa tới 14.000 người và cho đến ngày nay nó vẫn có chất lượng âm thanh gần như hoàn hảo. Các nhà soạn kịch người Hy lạp của thế kỷ V, giống như thiên tài Euripides, đã viết nên những cảnh kịch yêu cầu các hiệu ứng đặc biệt đầu tiên trên thế giới - cần cẩu bay. Cần cẩu bay giúp cho các diễn viên trên sân khấu diễn những hình ảnh các vị thần một cách rất ấn tượng. Những chiếc cần cẩu sau này được đặt tên là deus ex machina, tiếng La Mã gọi là “thần trong bộ máy”.
Nhà hát cổ đại Epidaurus, Hy Lạp
Từ agora (Αγορά) có nghĩa là "nơi tụ tập", tượng trưng cho bản chất dân chủ của các thành phố độc lập tại Hy Lạp. Không gian công cộng và tập trung này là nơi tập trung của các hoạt động đàm đạo - một không gian mở nơi các thương gia, nhà triết học, diễn giả và nghệ nhân đều có cùng một nhịp đập trái tim.
Kiến trúc Agora cổ đại của Athens, Thế kỷ thứ IV TCN
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã có ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây dựng kiến trúc trên toàn thế giới, bao gồm các cấu trúc hồi sinh văn hóa Hy Lạp như Bảo tàng Anh (được xây dựng gần 2.300 năm sau khi đền Parthenon được xây dựng). Kiến trúc sư Sir Robert Smirke đã đến Athens khi ông còn là một thanh niên. Tại đây ông bị mê hoặc bởi những tàn tích mà ông được nhìn thấy, bao gồm đền Parthenon; sau đó ông đã viết một bức thư gửi cho cha mình để ca ngợi "sự hùng vĩ và uy nghi của ngôi đền".
Bảo tàng Anh, Luân Đôn, Anh Quốc
Quân đội:
Trong thời đại đồ Đồng (khoảng 2100 - 1200 TCN), những quý tộc giàu nhất lái những chiếc chiến xa để chiến đấu trên khắp các vùng đồng bằng của Hy Lạp. Cuộc xâm lược đã phá hủy vùng đất của những người Mycenaean này vào khoảng năm 1200 TCN, khiến Hy Lạp rơi vào thời kỳ Tối tăm (1200 đến 800 TCN). Trong thời kỳ Archaic (800 - 500 TCN), các gia đình quý tộc ban đầu thống trị quân đội kỵ binh bởi vì tài chính của một mình họ cũng đủ khả năng để nuôi ngựa. Những người trong bộ binh đến từ những tầng lớp nghèo nàn hơn - những người đàn ông không đủ tiền mua ngựa hoặc vũ khí và áo giáp tốt. Thương mại và sự thịnh vượng sau đó cuối cùng cũng trở lại, vũ khí mới làm bằng sắt cũng tiết kiệm chi phí hơn. Trong thời kì Cổ điển (500 đến 336 TCN), bộ binh đã được thay thế bằng một loại lính mới được trang bị đầy đủ hơn, được gọi là đội quân Hoplite - từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cho lá chắn tròn (hoplon) mà họ mang theo. Mỗi thành bang lại có một quy trình khác nhau để nâng cao quân đội của mình. Tại Athens, tất cả những người đàn ông tuổi từ 18 đến 60 đều được kêu gọi tham gia chiến đấu. Mỗi một bộ tộc trong mười bộ tộc tại Athena phải cung cấp đủ quân số cho một trung đoàn và một chỉ huy, được gọi là một quân hàm. Ở Sparta, con trai bắt đầu được tập chiến đấu khi mới chỉ 7 tuổi, chúng được gửi đi sống trong các đơn vị quân đội.
Tượng điêu khắc của Vua Leonidas I, Thermopylae, Hy Lạp
Bên cánh tay trái của Đội quân Hoplite luôn cầm một chiếc khiên tròn lớn. Họ đội mũ phòng hộ bằng đồng, đôi khi với một túm lông ngựa trên đỉnh mũ, làm cho các chiến binh trông cao hơn và mạnh mẽ hơn. Để bảo vệ cơ thể, họ mặc một chiếc áo giáp bằng đồng, hoặc da và đồng, bao phủ từ vai đến ngực, cùng với xà cạp bằng đồng để bảo vệ chân. Vũ khí của họ là một cây giáo dài và kiếm sắt ngắn. Đội hình chiến của quân Hoplite là Phương trận (Phalanx), là một đội hình quân sự số đông hình chữ nhật, khoảng 8 hàng (Người Macedonia có thể tăng hàng quân lên gấp đôi). Điều quan trọng khi dùng Phương trận là phải di chuyển và chiến đấu cùng với nhau. Sáo và nhiều nhạc cụ khác là những bản quân ca giúp quân lính có thể vững tâm chiến đấu. Phương trận theo đó được xem là chiến thuật đòi hỏi sự can đảm và kỷ luật cực cao.
Tranh cổ về đội quân Hoplite chiến đấu với quân Ba Tư trong Trận Plataea năm 479 TCN
Quân Hy Lạp thường xem nhẹ sức mạnh của kỵ binh, cung thủ, và những nhóm quân leo tường hoặc ném lao. Thế nhưng miễn là cùng phối hợp chiến đấu với nhau hoặc gặp may trong trận chiến, đây cũng không hẳn là vấn đề lớn. Sau khi được tiếp xúc rộng rãi với các hệ thống quân sự khác trong cuộc chiến tranh Ba Tư, những điều đó cuối cùng đã thuyết phục người Hy Lạp rằng Phương trận không phải lúc nào cũng bách chiến bách thắng. Quân đội Hy Lạp cuối cùng sử dụng kỵ binh hạng nặng (heavy cavalry) và hạng nhẹ (light cavalry), bộ binh hạng nhẹ, cung thủ sẽ hỗ trợ đội bộ binh Hoplite dàn quân Phương trận.
Phương trận của người Macedonia có tới tận 16 hàng ngang và 16 hàng dọc
Suy tàn và sụp đổ:
Sau khi Alexander Đại đế băng hà, các thuộc địa vốn bị cai quản bởi Hy Lạp cố gắng nổi dậy chống lại sự cai trị của Macedonia nhưng đã bị đánh bại trong cuộc chiến Lamian 323-322 TCN. Suốt 40 năm sau đó, là cuộc tranh giành Diadochi, cuộc chiến giành ngôi vị của Alexander Đại đế sau khi ông chết. Cuộc chiến này làm các thuộc địa phân rã thành ba vương quốc (Hy Lạp, Ai Cập và Ba Tư). Ba vương quốc này mở ra thời kỳ Hy Lạp hóa trong lịch sử Hy Lạp ( Thời kì mà có nhiều người mặc dù không còn là người Hy Lạp thuần chủng nhưng đã tiếp thu triết học Hy Lạp, nền văn minh đô thị, và các tư tưởng tôn giáo Hy Lạp). Triều đại Antigonid cai trị Hy Lạp và Macedonia nhưng đã mất quyền kiểm soát thuộc địa của họ ở miền Nam Italy cho người La Mã vào năm 275 TCN. Một số người Hy Lạp ủng hộ người Carthage chống lại Roma trong cuộc chiến tranh Punic và hứa sẽ trả công cho lòng trung thành của họ khi nào mà người Carthage bị tiêu diệt. Ba cuộc chiến tranh Macedonia chống lại Rome đã dẫn đến kết thúc của triều đại Antigonid năm 168 TCN.
Di tích đền thờ Apollo, Corinth, Hy Lạp
Sau một cuộc khởi nghĩa không thành công của Macedonia, các thành bang của Hy Lạp trở thành vùng đất của Đế chế La mã năm 146 TCN. Triều đại Seleucid rất cố gắng để cai trị những gì mà Đế quốc Ba Tư khổng lồ đã đạt được. Thế nhưng điều này là không thể, các thuộc địa bắt đầu nổi loạn rất nhanh. Vào năm 180 TCN, lãnh thổ của vương quốc La Mã bị giảm đi mất một nửa. Năm 64 TCN, Tướng quân Pompey của La Mã đã chiếm được Vương quốc Seleucid và nhập vùng này vào lãnh thổ của Đế chế La Mã. Triều đại Ptolemaic chỉ bao gồm Ai Cập, bởi vì sự tách biệt và giàu có, đây là triều đại kéo dài lâu nhất trong ba vương quốc mang văn hóa Hy lạp thời cổ đại. Nữ hoàng Cleopatra VII và phu quân Marc Antony sau đó bị đánh bại trong trận chiến bởi Octavian (sau này là Hoàng Đế Augustus Caesar) tại Actium vào năm 31 TCN. Kết cục, Ptolemy cuối cùng đã tự sát, Ai Cập đã trở thành một phần của Đế quốc La Mã vào năm 30 TCN.
Tranh cổ vẽ hình ảnh người La Mã cướp bóc tại Corinth dưới thời Lucius Mummius Achaicus, năm 146 TCN
Di sản:
Ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp theo chân quân đội của Alexander Đại Đế đẫ lan truyền đi rất nhiều nơi. Sau khi chiếm được Hy Lạp, người La Mã dần dần lần lượt chấp nhận phần lớn văn hóa của Hy Lạp, bảo tồn và truyền bá văn hóa này đến những phần mới của thế giới (những châu lục dần được khai phá sau này). Sau sự sụp đổ của Rôma, văn hóa Hy Lạp được bảo tồn và mở rộng trong Đế chế Byzantine và ở vùng Đông Bắc Hồi giáo, đi qua phương Tây trong thời Trung cổ.
Bức tượng "Người võ sĩ đang ngồi nghỉ", do người La Mã sao chép tượng gốc của Hy Lạp tại Museo Nazionale Romano, Rome, Ý
Di sản của người Hy Lạp cổ đại có tác động đến rất nhiều ngành nghề. Bao gồm Y học (ứng dụng khoa học để chữa bệnh, lời thề của Hippocon); Toán học (hình học Euclide, định lý Py-ta-go); Văn học (Sử thi Iliad và Odyssey); Kịch nghệ (Những vở kịch của Sophocles, Euripides và Aristophanes); Thơ ca, điêu khắc, ngôn ngữ (Kinh Thánh Tân ước được viết bằng tiếng Hy Lạp, hàng ngàn từ được sử dụng để hình thành ngôn ngữ hiện đại); Kiến trúc (Lối kiến trúc ảnh hưởng lên Nhà Trắng hay Bảo tàng Anh); Lịch sử (Nhà sử học Herodotus - được coi là cha đẻ của lịch sử); Chính trị (Chế độ Dân chủ, hệ thống Tư pháp); Triết học (tất cả các nghiên cứu Triết học kể từ Plato đã được giới thiệu bởi nhà văn này như chú thích duy nhất cho tác phẩm của ông); Khoa học (Các Phương pháp khoa học, phân loại thực vật và động vật, thuyết Nhật tâm); Thể thao (Thế vận hội Olympic), và Thương mại (người Hy Lạp đã thiết lập các tuyến thương mại đến Ấn Độ và Con đường tơ lụa đến châu Á).
Một con tem thư ở Hy Lạp (1983) mang hình điêu khắc gốm cổ xưa về Odysseus và Sirens
Đặc điểm của quân Greek trong AoE:
Greek là thể loại quân rất khó đánh. Ngay cả các game thủ chuyên nghiệp nếu không phải là người có tính sáng tạo cao cũng không biết dùng. Greek mặc dù không có cung R (vẫn có bánh xe) nhưng bù lại Greek có lính xiên (trong nhà Y) với tốc độ di chuyển nhanh (hơn 50% so với các chủng tộc khác) – ngang với nông dân quân khác sau khi đã nâng cấp bánh xe, cực mạnh về Pháo bắn đá cũng như pháo bắn tên (khi lên đời 4).
- Ưu điểm: Quân sọc xiên với tốc độ di chuyển rất nhanh cộng 30%, có số lượng quân nhiều nhất trong Đế Chế, có cả tính năng “Xiên thần”. Hỗ trợ cẩu đá và pháo bẹt đều lên được thần.Nhược điểm: khó kiểm soát thế trận ở đời 3 vì Greek chỉ có ngựa chém và sọc xiên , không có lạc đà và cung R . Đời 3 tài nguyên của quân đội chưa lớn mà greek chỉ có ngựa chém và y thường. Ngựa chém và sọc xiên dễ bị hù bởi phù thủy của đối phương nên cũng rất bất lợi trong giao tranh mà ko có cung bắn tỉa phù thủy đối phương. Y thần di chuyển nhanh nhưng giáp lại yếu chỉ có giám đồng 1 thua xa Marcedonia và lại còn đầu máu ít.
- Nhược điểm: khó kiểm soát thế trận ở đời 3 vì Greek chỉ có ngựa chém và sọc xiên , không có lạc đà và cung R . Đời 3 tài nguyên của quân đội chưa lớn mà greek chỉ có ngựa chém và y thường. Ngựa chém và sọc xiên dễ bị hù bởi phù thủy của đối phương nên cũng rất bất lợi trong giao tranh mà ko có cung bắn tỉa phù thủy đối phương. Y thần di chuyển nhanh nhưng giáp lại yếu chỉ có giám đồng 1 thua xa Marcedonia và lại còn đầu máu ít.
G_luuly
Bài viết liên quan
Hết VIP chơi game? Vậy thì còn chần chờ gì mà không tải app GPlay ngay để nhận lấy vô vàn ưu đãi cực hấp dẫn.
Thông báo chính thức giải AOE 4vs4 Random Thiên Khôi Cup 2023
Như đã nhận định từ trước, ngoài những tên tuổi hàng đầu của AoE Phủi, Cơm Canh Cà mùa 5 còn xuất hiện nhiều nhân tố bí ẩn, qua đó đã tạo nên nhiều trận đấu gay cấn và hấp dẫn không kém gì những giải đấu AoE chuyên nghiệp.
Kèo đấu giữa Shenlong và Chim Sẻ Đi Nắng tối qua 23.7 đã chứng kiến một trận đấu không tưởng của Shenlong.
Không giống như những mùa giải trước đây, vòng bảng AoE The Community Semi-Pro League 4 được giới chuyên môn nhận định là cân bằng và đồng đều nhất.
Giải đấu quy tụ 16 cái tên xuất sắc nhất, hứa hẹn tạo nên những màn so tài đỉnh cao, gay cấn và mãn nhãn.
Đấu trường AoE Ranking được ra đời với mục đích tạo nên sân chơi giao lưu lành mạnh cho toàn bộ game thủ AoE Việt Nam, cũng như thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng.
Đọc nhiều