Facebook Gaming cắt hợp đồng với hàng loạt game thủ AoE Việt khiến cho nguồn thu của các game thủ cùng với công ty chủ quản tổn thất nặng nề. Đây có lẽ cũng là trường hợp mà những người đứng đầu cộng đồng AoE cũng đã lường trước. Song đến khi nó thực sự xảy ra, vẫn không thể tránh khỏi việc loay hoay đi tìm hướng đi mới cho cộng đồng AoE.
Một trong số những nền tảng có thể được nghĩ đến đầu tiên là Youtube. Đây cũng là nền tảng mà AoE Việt từng bước phát triển. Với Youtube, điểm lợi là các công ty chủ quản sẽ không bị gò bó về quảng cáo như FB Gaming. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng ưu tiên việc tối ưu video hay livestream hơn so với Facebook, nên người hâm mộ sẽ rất được lợi trong việc theo dõi trực tiếp hoặc xem lại các trận đấu. Tuy nhiên, thu nhập từ Youtube chắc chắn không thể cao được. Mà AoE thời nay thì rất khác thời xưa. Khi mà khán giả quen với Facebook với thuật toán tiếp cận tốt hơn, rất khó để đưa một số lượng lớn trở lại với Youtube.
Các game thủ AoE Việt đang chuyển sang livestream trên Tiktok (Ảnh minh hoạ)
Tiếp tục với Facebook Gaming cũng là một phương án. Bởi dù sao thì, như đã nói trên, người xem AoE đã quen với nền tảng này. Họ chỉ cần theo dõi fanpage game thủ họ yêu thích, khi có livestream sẽ ngay lập tức nhận được thông báo. Không những thế, những thông tin và nội dung về AoE hiện tại chủ yếu được đăng tải trên Facebook, sẽ thuận tiện hơn để mọi người theo dõi.
Song có một nền tảng khác mà các game thủ có thể cân nhắc, chính là Tiktok. Nhược điểm của nền tảng này là không thể lưu trữ các video livestream. Như vậy, các kỹ thuật viên sẽ mất thêm một công đoạn để lưu video rồi upload ngược lên các nền tảng khác (như Youtube chẳng hạn). Nhưng bù lại, thuật toán của Tiktok sẽ giúp game thủ có nhiều view hơn. Từ đó, các công ty chủ quản có thể tính đến phương án quảng cáo. Dù sao thì Tiktok cũng không trả tiền cho người livestream theo lượt view.
Có lẽ ngoài Youtube và Facebook Gaming thì không còn lựa chọn nào lý tưởng hơn Tiktok ở thời điểm hiện tại. Chính vì thế mà một số game thủ của VEC như Quýt, Thứ hay SBS như Nam Sociu,... cũng đã dần chuyển sang livestream trên nền tảng này. Một số trận đấu gần đây, lượng người xem trực tiếp của những game thủ này có thể lên đến vài trăm hoặc thậm chí là con số nghìn người. Đối với AoE, đó đã được coi là con số khá lớn ở thời điểm hiện tại.
Có lẽ các công ty chủ quản sẽ tiếp tục thử nghiệm với Tiktok trước khi đưa nhiều hơn các game thủ chuyển sang nền tảng này. Dù sao đi nữa, ở thời điểm hiện tại vẫn còn một số fanpage game thủ còn được Facebook trả lương. Chính vì vậy, trước mắt cộng đồng AoE cũng chưa đến nỗi rơi vào tình trạng báo động.
Bài viết liên quan
Cục diện AOE Việt hiện tại ra sao với sự xuất hiện của team AOE Thiên Khôi Esports?
AoE The Community Semi-Pro League lần 3 là một mùa giải rất đặc biệt, bởi đây là lần đầu tiên giải đấu có sự góp mặt của rất nhiều VĐV hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, trong số đó có Nhật Bản.
Với lực lượng khá đồng đều và phong độ cực thăng hoa, team Kinh Bắc đã lên ngôi vô địch giải Bán chuyên Hà Nội một cách thuyết phục.
Sau 4 mùa thành công, giải đấu đã tạo nên những tiếng vang và nhận lại sự hưởng ứng của đông đảo khán giả hâm mộ AoE Việt Nam.
Phương Tú vẫn cho thấy anh là một "ông kẹ" ở sới AOE Bán chuyên khi toàn thắng từ đầu giải AOE Community Semi-Pro League đến hiện tại.
Cơ hội có 1-0-2 để các chiến binh bứt tốc cuối mùa và đạt được những thứ hạng cao trên chiến trường AoE Ranking Mùa 9.
Liệu sẽ có một kịch bản điên rồ nhất chuẩn bị xuất hiện ở giải Rhysman Cup, đó là team Chim Sẻ Đi Nắng - Nam Sociu sẽ lên ngôi vô địch?
Đọc nhiều