cover-news

Google Stadia vs Project xCloud là sự so sánh qua khập khiễng

19/11/2019 10:27
Nana
Khi hai ông lớn của làng công nghệ thế giới bắt đầu tung ra những dịch vụ chơi game sử dụng công nghệ điện toán đám mây thì đã bắt đầu nổ ra những tranh cãi rằng: liệu đâu sẽ là nền tảng tốt hơn? Trong bài viết này, hãy cùng gametv đánh giá rằng giữa Google Stadia và Microsoft Project xCloud, dịch vụ nào mạnh mẽ hơn?

Một cuộc đua mới trong ngành công nghiệp điện tử giữa Google Stadia và Project xCloud của Microsoft. Trước hết, ta cần nhìn lại lịch sử hình thành dịch vụ Gaming Stream, vào nhưng năm cuối cùng của thập kỷ trước, những hãng tiên phong trong dịch vụ Gaming Stream là Onlive và Gaikai. Cả 2 hãng trên đều có tầm nhìn và hướng phát triển vượt ra xa thời đại của họ nhưng vì những giới hạn của công nghệ mà Onlive và Gaikai đã chết yểu. Bản thân Gaikai đã được Sony mua lại vào năm 2012 và trở thành xương sống cho PlayStation Now với hơn 1 triệu thuê bao ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, dù đã rất thành công với nền tảng chơi game trên đám mây nhưng Sony đã lược sẵn rằng sẽ cách xa cuộc chiến trong ngành Gaming Stream vì họ không có trung tâm dữ liệu (big data) để trở thành người dẫn đầu ở lĩnh vực này, thay vào đó, họ buộc phải lùi lại với một thỏa thuận với Microsoft để xem xét sử dụng đám mây Azure. Ngoài ra, với việc kinh doanh hệ máy PlayStation đang rất thành công với PlayStation 4 với chiến lược độc quyền một vài tựa game trên nền tảng này.

Chỉ có 3 tập đoàn sở hữu trung tâm dữ liệu toàn cầu có khả năng cung cấp dịch vụ Gaming Stream là: Microsoft, Amazon và Google. Bên cạnh Microsoft và Google, Amazon cũng đang có những chiến lược để chen chân vào lĩnh vực này nhưng mọi thông tin là chưa rõ ràng nên chúng ta sẽ tập trung vào Microsoft và Google trong bài viết này.

Điều đầu tiên cần để ý rằng, Google Stadia và Project xCloud có sự khác biệt đáng kể. Dự án xCloud đã cung cấp bản xem trước vào tháng 10 tại Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Hàn Quốc. Xcloud là công nghệ Gaming Stream nhưng chỉ thông qua Xbox One để chạy dịch vụ. Bản xem trước còn tiết lộ rằng hầu hết những game chạy trên Xbox đều có thể được phát trực tiếp từ đám mây. Đây là lợi thế không nhỏ của Microsoft so với Google bởi số lượng game được phát thông qua Google Stadia vẫn còn quá thưa thớt.

Tuy nhiên, Google Stadia lại tỏ ra mạnh mẽ hơn hẳn so với đứa con của Microsoft. Dù đều là những thư viện game trên đám mây nhưng muốn trải nghiệm Project xCloud, người dùng vẫn buộc phải mua chiếc máy Xbox còn đối với Google Stadia, bạn có thể tận dụng mọi thiết bị phù hợp. Điều này cho thấy, Project xCloud chỉ là dịch vụ đi kèm với Xbox One giống như PlayStation Now còn Google Stadia mới là công nghệ chơi game thế hệ mới. Google Stadia được trang bị phần cứng bao gồm CPU dành cho Sever của Intel, GPU 16GB của AMD Vega-Based, bộ nhớ SSD và HBM2 có khả năng chia sẻ giúp Google Stadia có khả năng truyền phát game với độ phân giải lên tới 4K với 60 FPS, âm thanh vòm 5.1. Sức mạnh của Google Stadia được ước tính lên tới 10,7 Teraflop, nhiều hơn cả PlayStation 4 Pro và Xbox One X cộng lại.

Với sức mạnh khủng khiếp như vậy, đã có rất nhiều tựa game lên kế hoạch để khai thác tốc độ Google Stadia như Football Manager 2020 và thậm chí, GRID sẵn sàng tung ra chế độ 40 xe trên 1 đường đua độc quyền trên Google Stadia mà tất cả các thể loại phần cứng khác không thể sao chép được.

Ngoài thông số kỹ thuật ban đầu, Google Stadia đã xác nhận kế hoạch nâng cấp phần cứng của trung tâm dữ liệu để đạt tới “cảnh giới” phát truyền Game ở độ phân giải 8K và 120 khung hình trên giây. Điều này cho thấy rằng, Google đang có những thỏa thuận với Intel và AMD để hoàn thiện “cỗ máy” chơi game tương lai này.

Tất nhiên, Microsoft vẫn có thể nâng cấp phần cứng của Xbox qua nhiều phiên bản tiếp theo nữa nhưng dù thế nào đi chăng nữa, sức mạnh của Microsoft vẫn bị giới hạn bởi một chiếc hộp chơi game cục bộ. Đây hoàn toàn không phải trường hợp của Google Stadia khi sức mạnh của nó đang đạt ngưỡng “vô hạn” và là tiềm năng của máy tính đàn hồi. Nó cho phép các nhà phát triển game sẽ không bị giới hạn bởi thông số kỹ thuật, họ có khả năng tạo ra những trò chơi mô phỏng lớn hơn và chính xác hơn. Điều này chỉ có thể được thực hiện và trải nghiệm hoàn toàn dựa trên công nghệ đám mây vì bất kỳ phần cứng hay thiết bị cục bộ nào cũng sẽ bị giới hạn mãi mãi bởi thông số của chính nó. Microsoft sắp tung ra Flight Simulator với tư cách là tựa game nặng nhất lịch sử với dung lượng lên tới 2.000.000 GB chạy trên Xbox, nhưng chắc chắn rằng, với Google Stadia, sẽ còn xuất hiện nhiều tựa game còn khó tin hơn cả dung lượng 2.000.000 GB.

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Lịch thi đấu vòng 4 AoE Cơm Thịt Sẻ lần 4: Đinh Xuân Canh trở lại, liệu Chim Sẻ có thất bại thêm một lần nữa?

14/04/2022 11:56

Lịch thi đấu giải Tượng Kỳ: Đại Chiến Việt Trung - Cao Thủ Tranh Hùng: Trận khai mạc nảy lửa không thể bỏ lỡ

19/04/2022 15:58

Liên Quân Mobile: 'Buff bẩn' hoành hành ngay sau khi phiên bản Lễ Hội 5v5 ra mắt

27/04/2022 17:28

Maestro: Tuyển FIFA Online 4 Việt Nam có chiến thuật đặc biệt để chống Thái Lan

15/05/2022 04:13

Nữ streamer thả dáng cực sexy trong bồn tắm, thả thính tuyển "phi công trẻ" cực ngọt khiến nhiều người muốn ứng tuyển

20/04/2022 16:24

Tốc Chiến: 'Thần rừng' Team Flash tiết lộ bản thân giấu gia đình để theo đuổi Esports

09/05/2022 13:58

Team Flash trở thành quán quân Yomost VFL Spring 2022

18/04/2022 16:18
Xem thêm
https://cdn-data.gtvplus.vn/banners/Gif/default_banner1224x150_1648108126.gif