Vào ngày 13/01, KOL “NFT God” tên thật là Alex, đã ấn nhầm vào một liên kết độc hại trên Google trong khi tải xuống dịch vụ phát video OBS. Hai tuần trước, chuyên gia an ninh mạng John Hammond đã từng cảnh báo cộng đồng về phần mềm OBS giả mạo này.
Vài giờ sau, một follower đã báo động đến Alex rằng tài khoản Twitter của anh ta đã bị xâm phạm. Trong vòng vài phút, Alex đã khôi phục quyền kiểm soát tài khoản Twitter và xóa các tweet lừa đảo được đăng bởi tin tặc.
Tuy nhiên, vụ hack Twitter chỉ là khởi đầu của một loạt các cuộc tấn công. Tất cả các ví, crypto và NFT mà Alex gọi là “số tiền thay đổi cuộc đời” đã bị rút sạch. Hacker còn kiểm soát Gmail, Discord và Substack của Alex.
Chưa dừng lại tại đó, kẻ xấu đã gửi 2 email có chứa liên kết lừa đảo đến 16.000 người đăng ký Substack của NFT God. Trớ trêu thay, 1 trong số gần 90.000 follower Twitter của Alex đã mua NFT Mutant Ape Yacht Club NFT bị đánh cắp và đề nghị bán với giá hơn 25.000 USD. Hiện vẫn chưa có con số thống kê thiệt hại và chưa rõ đã có ai trở thành nạn nhân hay chưa.
Trong một bài viết, Alex đã chia sẻ sai phạm của mình khi thiết lập tài khoản Ledger. Mặc dù có kiến thức về công nghệ, Alex vẫn mắc sai lầm và nhập seed phrase sai cách.
Do không mua thêm bất kỳ NFT mới nào trong nhiều tháng qua, Alex đã trì hoãn việc mua một ví lạnh Ledger mới. Sai lầm này đã tiếp tay cho tin tặc chiếm đoạt tài sản của Alex. Nạn nhân thừa nhận:
“Không mua ví lạnh mới ngay lập tức là một sai lầm chết người. Nhưng ngay cả khi đã có một chiếc ví mới, toàn bộ thế giới kỹ thuật số của tôi vẫn có thể bị phá hủy như thường. Bảo mật không đơn giản là mua một chiếc ví lạnh mà chúng ta còn cần phải cẩn trọng với mọi hành động trên Internet.”
Theo Immunefi, đơn vị tổ chức bug bounty hàng đầu trong mảng Web3, lĩnh vực crypto đã thất thoát gần 4 tỷ USD vì các vụ hack trong năm 2022. Hồi đầu tháng này đã xảy ra nhiều sự cố bảo mật, có thể kể đến như nhà phát triển Bitcoin kỳ cựu Luke Dashjr bị hack ví, mất 3,3 triệu USD BTC; LendHub hệ HECO bị hack mất gần 6 triệu USD…
Theo coin68.com
Tin liên quan
Gameplay dự án gần tương tự như 1 tựa game đình đám nhất trong mảng đó là Axie Infinity. Dòng game này khá kén người chơi vì đòi hỏi tư duy chiến thuật và sự hiểu biết sâu về Neko của mình.
MetaCelo là một Metaverse game NFT với cơ chế Play to Earn đầu tiên được xây dựng trên Celo network, nơi người chơi trở thành những người huấn luyện quái vật và trải nghiệm cuộc phiêu lưu của riêng họ trong một trò chơi blockchain nhập vai thế giới mở.
Rạng sáng ngày 2/1, cộng đồng đầu tư tiền điện tử tại Việt Nam xôn xao trước thông tin CryptoBike – một dự án GameFI (hay Game NFT) Việt có dấu hiệu lừa đảo các nhà đầu tư, với số tiền lên tới 1,4 triệu USD.
AURORY là một trò chơi play to earn, nơi người chơi sẽ được khám phá một vũ trụ phong phú và đa dạng. Họ sẽ đi khắp thế giới để thực hiện nhiệm vụ, khám phá các di tích bị mất, đánh bại kẻ thù và cạnh tranh với những người chơi khác.
Planet Mojo là một trò chơi metaverse lấy bối cảnh bên trong một thế giới ngoài hành tinh bí ẩn, phong phú, người chơi sẽ cạnh tranh với nhau để khám phá cốt truyện bí ẩn và kiếm các phần thưởng tương xứng.
Sau một năm 2022 đầy biến động, các nhà đầu tư tiền điện tử đang cố gắng tìm hiểu xem khi nào Bitcoin sẽ bước vào chu kỳ tăng giá tiếp theo.
Shibarium sắp được phát hành “tự phong” là đối thủ trực tiếp của các layer-2 như Arbitrum hay Optimism, nhằm cải thiện khả năng mở rộng, tốc độ và phí giao dịch.
Đọc nhiều