So với cách đây một năm, bất chấp meta có nhiều sự cải thiện khi đã có tổng cộng 100 vị tướng được lựa chọn tính tới hết giai đoạn vòng bảng, tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là lượng người xem cao nhất tại một thời điểm cũng như số người xem trung bình trong các trận đấu của CKTG 2022 đều giảm sút rõ rệt.
Tính trung bình về lượng người xem trung bình, số người xem cao nhất trong một thời điểm và tổng thời gian theo dõi, mỗi chỉ số đều sụt giảm xấp xỉ 40% nếu so sánh với cùng kỳ một năm về trước tại CKTG 2021.
Các chỉ số tại CKTG 2022 sụt giảm đáng kể so với 2021
Trận đấu trong khuôn khổ lượt trận thứ 2 bảng A giữa Fnatic và T1 là trận đấu có lượng người xem cao nhất tại một thời điểm tính tới hết vòng bảng CKTG 2022 khi thu hút được 1.390.933 người xem. Tuy nhiên, trận lượt về giữa cựu vô địch mùa 1 và đội tuyển từng 3 lần vô địch CKTG chỉ còn 1.219.103 người theo dõi.
T1 vẫn là cỗ máy hút view cực đỉnh tại CKTG 2022
Trận đấu có số người xem cao thứ 2 trong một thời điểm cũng thuộc về T1. Đó là trận mở màn của họ tại CKTG 2022 gặp ĐKVĐ EDward Gaming. Trận đấu nhanh nhất vòng bảng CKTG 2022 có số người xem cao nhất trong một thời điểm là 1.362.885.
Cuộc trạm chán duy nhất ở vòng bảng không có sự dính dáng của cái tên T1 thu hút được đông đảo người xem là cuộc đấu mở màn giữa ĐKVĐ LCK Gen.G và ĐKVĐ MSI RNG. Trận đấu này có lượng người xem cao nhất trong một thời điểm là 1.265.910.
T1 cũng chính là đội có số người theo dõi trung bình cao nhất với con số 1.049.804 người xem trong suốt vòng bảng. Hai đội xếp tiếp theo lần lượt là Fnatic và EDward Gaming với lần lượt 997.977 và 987.645 người xem trung bình.
So sanh với cách đây một năm, số người xem tại vòng bảng CKTG 2022 thực sự thua sút trông thấy. Còn nhớ, CKTG 2021 có người xem cao nhất tại một thời điểm lên tới 2.232.979, số người theo dõi trung bình là 1.308.529 và tổng cộng 79.165.976 giờ theo dõi của tât cả người hâm mộ (không tính nền tảng Trung Quốc).
So với CKTG 2020 và 2021, CKTG 2022 rõ ràng có lượng người xem giảm sút đi rõ rệt
Nguyên nhân được chỉ ra ở đây là bởi giờ thi đấu tại châu Âu thuận lợi cho phần đông người hâm mộ tại khu vực châu Á - khu vực đông dân nhất thế giới theo dõi. Trong khi đó, với giờ thi đấu tại Mỹ, các khán giả châu Á thường phải dậy từ tầm rạng sáng ngày mới để theo dõi. Ví dụ như tại Việt Nam, lượt đi vòng bảng bắt đầu lúc 4h sáng và lượt về bắt đầu từ 2h sáng. Trong khi với hai quốc gia là Hàn Quốc và Trung Quốc, họ cũng phải thức dậy từ 5h và 6h sáng đẻ theo dõi các trận lượt đi. Còn lượt về là từ lần lượt 3h và 4h sáng.
Minh chứng rõ nhất cho sự sụt giảm người xem là lượng người xem trực tiếp bằng tiếng Hàn tại CKTG 2022 đã tụt giảm tới 42%, Trong khi với các khu vực châu Âu với tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha còn giảm sút thảm hại hơn với 62%.
Bài viết liên quan
Từng là người đặt nền móng cho GAM phát triển như hiện tại, Archie đã chính thức quay trở lại mái nhà năm xưa.
LCK Awards luôn mang đến nhiều tranh cãi trong cộng đồng LMHT, nhất là năm nay khi cả 5 thành viên T1 góp mặt đầy đủ.
WBG đang chịu thiệt hại không hề nhỏ dù mùa giải mới chưa bắt đầu vì bị fan "pressing" liên tục khi đụng tới TheShy.
Xạ Thủ Ruler không ngại bày tỏ quan điểm mặc dù anh đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và có thể sẽ gặp nhiều rắc rối sau những phát ngôn này.
Sau khi sổ tay chiến thuật bị lộ trong Esports World Cup LMHT 2024, cả đội tuyển Gen.G đã có những thay đổi cần thiết để kịp thời quay trở lại với LCK Mùa Hè 2024.
Faker từng đề cập đến một "điều bất ngờ" cho những ai mong chờ skin T1 Ahri và có lẽ đây chính là nó.
Sau chiến thắng của DK và T1 trước FOX và KT, hai cặp đấu của Vòng 2 Playoffs LCK Mùa Hè 2024 đã được xác định. Từ vòng này các đội sẽ thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua.
Đọc nhiều