cover-news

Lịch sử các kỳ Chung Kết Thế Giới (P8): CKTG 2018: Sự sụp đổ của người Hàn và sự ra đời của đế chế mới

16/09/2022 10:03
Hoàng Anh Đức
Khác với kỳ Chung Kết Thế Giới cách đó 4 năm, các đại diện LCK thi đấu trên sân nhà tại kỳ CKTG 2018 thực sự là nỗi thất vọng ê chề. Trong khi đó, những gã khổng lồ ngủ đông sau nhiều năm đã thực sự trỗi dậy mạnh mẽ để phế truất LCK.

Quay trở lại Hàn Quốc sau 4 năm, kể từ kỳ Chung Kết Thế Giới 2014, tuy nhiên giải đấu này không còn chứng kiến sự áp đảo của các đại diện LCK mà thay vào đó, đây là kỳ CKTG đen tối nhất trong lịch sử đất nước nay sau quãng thời gian 5 năm thống trị toàn cõi Liên Minh Huyền Thoại.

Trên thực tế, những dấu hiệu của sự suy tàn đã được cảnh báo từ trước đó khi Kingzone DragonX để thua 1 - 3 trước Royal Never Give Up, rồi tiếp sau đó là thất bại 2 - 3 trước chính LPL tại trận chung kết Rift Rivals 2018.

Không khó để nhận ra trong khi các đại diện LCK vẫn đang chìm trong lối chơi kiểm soát, đánh giao tranh từ giữa và cuối trận thì các đội tuyển từ LPL, EU LCS đang từng bước cho thấy sự chuyển mình trong lối chơi dựa trên lối đánh đọ kỹ năng như LPL hoặc đưa ra những lối cấm chọn dị biệt của người châu Âu.

Sau cùng, những gì còn lại cho một Hàn Quốc trì trệ, bảo thủ và cũ kĩ là thất bại khiến họ bắt đầu phải thực hiện cuộc cách mạng kể từ năm 2019 với nòng cốt là những nhân tố trẻ tuổi, sở hữu kỹ năng cá nhân cực tốt. 

Hãy cùng nhìn lại những điểm nhấn đáng nhớ của kỳ CKTG lần thứ 8 trong lịch sử, giải đấu được xem là cuộc cách mạng cho nền LMHT thế giới cho nhiều năm sau này.

Thất bại toàn diện của người Hàn 

Đối với riêng người hâm mộ Hàn Quốc thì Chung Kết Thế Giới 2018 đích thực là một thảm họa. Không chỉ bởi vì nhà đương kim vô địch thế giới Gen.G Esports bị loại ngay từ vòng bảng, mà còn bởi 2 đại diện còn lại của họ là KT Rolster và Afreeca Freecs cũng chẳng thể tiến được tới Bán Kết. Và nếu như nhìn lại sự thống trị của Hàn Quốc trong suốt 5 năm vừa qua, thì sự tụt dốc không phanh này của họ đã trở thành một câu chuyện rất đáng bàn luận tại CKTG này.

Lần đầu tiên trong một khoảng thời gian dài, Hàn Quốc đã tụt lại phía sau, và lối chơi thiên về macro của họ đã không còn là chiến thuật tối ưu cho Liên Minh Huyền Thoại nữa. Thay vào đó, các trận đấu giờ đây đã phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tranh và “tay to” hơn đối thủ ngay từ giai đoạn đi đường. Và những thay đổi này đã mang đến một kết quả chẳng mấy khả quan đối với người Hàn. 

Trong suốt năm 2018, người hâm mộ đã chứng kiến các đội LCK tụt hậu so với các đối thủ Trung Quốc tại các giải đấu quốc tế như MSI, Khu Vực Đại Chiến và Asian Games. Thế nhưng người Hàn lại không hề rút ra được bài học nào cả. Họ đã nhìn nhận những thất bại đó như một sự kém may mắn hay do những cá nhân của họ bất ngờ giảm sút phong độ. Họ hoàn toàn không nhận ra rằng phần còn lại của thế giới đang dần vượt qua chính họ.

Sự xuất hiện của những vị tướng bị ăn búa nặng nhất lịch sử LMHT 

Riot trong mùa giải 2018 này đã tạo ra những vị tướng lỗi đến đáng sợ sau khi chỉnh sửa bộ kỹ năng. Đầu tiên là Irelia với khả năng đánh tay đôi cực mạnh ở hai đường đơn, đặc biệt với hiệu ứng Giải Giới khi bung chiêu cuối Mũi Kiếm Tiên Phong cùng khả năng hồi máu khó tin trong bộ chiêu thức biến Vũ Kiếm Sư gần như là vị tướng bất khả chiến bại.

Kế đến, Aatrox sau quãng thời gian dài đằng đẳng dần chìm vào quên lãng với bộ chiêu thức lỗi thời đã thực sự hồi sinh nhờ đợt làm lại mới của Riot. Khả năng hồi máu bá đạo, sát thương khổng lồ và thậm chí có thể một tay thay đổi giao tranh chỉ nhờ vào những cú bổ Q - Quỷ Kiếm Darkin lần thứ 3 chính xác.

Ngoài ra, Akali cũng là con bài "ung thư" đến độ khiến tất cả phải ngán ngẩm bởi vừa có khả năng né sát thương của trụ, khả năng tay đôi vô địch và thậm chí chẳng thiếu những pha cân 3, cân 4 với bộ chiêu thức của đỗi ảo diệu. Lối chơi của các Sát Thủ thường yêu cầu họ phải lao vào giao tranh một cách mạo hiểm, nhưng bộ kĩ năng của Akali thì lại giúp cô ở cạnh kẻ địch mà an toàn như ở nơi không người vậy, và ngoài ra cũng hiếm có vị tướng Sát Thủ nào sở hữu khả năng hồi phục tuyệt vời như thế.

Phương Tây trỗi dậy mạnh mẽ 

Bước vào giải đấu với vị thế của những đội chiếu dưới, thậm chí nếu nhìn rộng ra cả 6 đội phương Tây, chỉ có Fnatic - đương kim vô địch EU LCS là có bảng đấu dễ thở và sáng cửa đi tiếp. Còn lại, G2 với đội hình yếu nhất lịch sử bị cho là có khi còn xếp dưới cả PVB sau màn trình diễn kém thuyết phục ở vòng khởi động. Trong khi đó, Cloud9 và Vitality cũng bị xem là phận lót đường cho ĐKVĐ MSI RNG và ĐKVĐ CKTG Gen.G. Team Liquid dù là dải ngân hà của Bắc Mỹ nhưng niềm tin cho họ cũng không quá cao khi tập thể này bộc lộ rất nhiều hạn chế tại MSI.

Tuy nhiên, bất ngờ là ngoài 100Thieves và Team Liquid, 4 đại diện còn lại của phương Tây khiến người hâm mộ đều phải nhắc tới tên mình bằng sự ngưỡng mộ theo những cách khác nhau. Họ cho thấy không cần phải cố đánh theo meta, cứ là chính mình với lối đánh mang đậm bản sắc khu vực, đội tuyển mới là thượng sách tại kỳ CKTG này.

Từ Vitality, cho tới Cloud9, rồi G2 Esports và cả Fnatic, tất cả đã mang tới những gam màu tươi sáng với lối chơi tấn công đẹp mắt, hoa mỹ, lối cấm chọn thông minh và những tình huống tạo ra sự phấn khích tột độ cho các khán giả theo dõi.

Dẫu không ai trong số họ có thể mang cúp quay trở về phương Tây nhưng một tương lai tươi sáng đang thực sự mở ra trước mắt các đại diện LCS trong tương lai nếu họ còn tiếp tục chơi như thế này.

Sự xuất hiện của đế chế LPL 

LPL đến CKTG 2018 với mục tiêu không gì khác là chức vô địch đầu tiên trong lịch sử. Điều này là hoàn toàn có cơ sở vì họ đã liên tục vượt mặt LCK ở trong ba giải đấu lớn liên tiếp ở các trận chung kết. Những thắng lợi này tạo ra niềm tin mãnh liệt cho các con dân "thiên triều" rằng đã đến lúc họ phế truất đi ngôi vương đã được nắm giữ quá lâu bởi người Hàn.

Và rồi, cái ngày ấy cuối cùng cũng đã đến. Invictus Gaming bằng lối đánh giàu kỹ năng và phẩm chất ngôi sao tuyệt vời của các cá nhân đã đè bẹp KT Rolster, G2 Esports và Fnatic đầy ấn tượng để mang vinh quang lần đầu về với đất nước tỷ dân.

Để công bằng với những ông lớn khác tại LPL như EDG và RNG, phải nói rằng IG khó có thể một mình giành lấy chức vô địch này. Họ đã làm điều đó trên lưng của tất cả những đội tuyển đã cố gắng và đã phải nhận thất bại trước đó, giống như đứng trên vai của những gã khổng lồ vậy.

Trong năm 2015, các đội tuyển LPL đã không hiểu được sự phức tạp của lối chơi đảo đường. Năm sau đó, điểm yếu của họ là họ không có khả năng tạo ra áp lực ở đường giữa khi có được những kèo đấu có lợi. Cuối cùng vào năm 2017, họ đã có những công cụ giúp họ giành được chiến thắng, nhưng rồi chức vô địch vẫn không mỉm cười với họ.

Đối với Trung Quốc, điều này có nghĩa là khu vực lớn nhất của LMHT cuối cùng cũng đã tìm thấy vinh quang. Niềm hy vọng mà RNG để lại sau thất bại trong 2 trận Chung Kết trước đây cuối cùng cũng đã được thực hiện. Trong năm đầu tiên của nhượng quyền thương mại LPL, Trung Quốc cuối cùng cũng đã vươn đến đỉnh cao. IG đã chứng minh rằng lối chơi giao tranh mọi lúc mọi nơi của người Trung Quốc là một lối chơi có thể giành chiến thắng tất cả.

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

4 đội tuyển mạnh nhất LMHT đã "chốt sổ" đội hình và sẵn sàng cho Vòng Playoffs VCS 2024 Mùa Xuân

02/04/2024 18:07

Remind chính thức lên tiếng về việc "bị đuổi" khỏi VCS

27/02/2024 17:10

Gumayusi tiếp tục "gáy" căng sau chức vô địch - Các ngôi sao T1 tiết lộ về skin CKTG 2023

20/11/2023 17:58

Ngài Ren 'check var' nhân tố bí ẩn, Sena cũng lên tiếng làm rõ drama 'đố bạn'

21/03/2024 16:24

Tuyển thủ T1 gia nhập Champions Queue APAC khiến cộng đồng VCS bùng nổ

08/01/2024 12:44

Chi tiết Võ Đài 2024: Tối đa 16 người chơi với bản đồ mới cùng trang bị và lõi nâng cấp mới

16/04/2024 17:22

Deft cùng Pyosik tái hiện lại "sức mạnh tình bạn" DRX 2022 tại ngôi nhà mới KT Rolster

26/11/2023 08:00
Xem thêm