cover-news

Những tuyển thủ có màn thể hiện tệ hại nhất tại vòng hỗn chiến MSI 2022: Còn những ai sánh bước cùng "thái tử" nhà T1?

26/05/2022 15:31
Duke
Là một trong những người nhận được nhiều kỳ vọng nhất tại MSI 2022, thế nhưng màn thể hiện của "thái tử T1" Gumayusi lại khiến cho không chỉ fan của nhà ĐKVĐ LCK, mà ngay cả fan LMHT Hàn Quốc cũng cảm thấy buồn lòng.

Bên cạnh những tuyển thủ có màn thể hiện ấn tượng sau giai đoạn vòng hỗn chiến MSI 2022, có không ít những cái tên được kỳ vọng lại có những màn trình diễn kém thuyết phục tới khó tin.

Hãy cùng GameTV đi tìm những cái tên thi đấu kém hiệu quả nhất tại vòng hỗn chiến MSI 2022 ngay sau đây.

Gumayusi (T1) 

Ở LCK Mùa Xuân 2022, Gumayusi khiến cho tất cả phải há hốc mồm kinh ngạc với khả năng carry quá đỗi ấn tượng của mình. Đặc biệt, với 3 quân bài carry hạng nặng: Jinx, Caitlyn và Aphelios, anh đã bắn nát toàn bộ giải đấu để giúp T1 lần thứ 10 bước lên ngôi vương LMHT Hàn Quốc mà không để thua dù chỉ một cặp trận.

Thế nhưng, không biết có phải vì meta thay đổi đột ngột và ping thi đấu là 35ms hay không mà "thái tử nhà T1" lại thể hiện phong độ thảm hại tới khó tin. Liên tục được các đồng đội dồn tài nguyên trong giai đoạn đầu trận nhưng lượng sát thương của Gumayusi chỉ đạt 22,1%, thấp hơn rất nhiều so với người đi đường trên Zeus và chỉ nhỉnh hơn chút ít so với Faker, người thường xuyên phải đánh những vị tướng mang thiên hướng làm nền cho đồng đội tỏa sáng.

Không những thế, khả năng đi đường của xạ thủ sinh năm 2002 cũng rất có vấn đề khi chả trận nào anh thắng đường được triệt để, thậm chí có cả những pha thi đấu 2 vs 2 rất đáng thất vọng khi phải lên bảng đếm số trước. Ngoài ra, nhìn anh bắn Ezreal liên tục "chọc vào mắt người xem", người hâm mộ T1 thực sự nhớ những pha Phát Bắn Thần Bí vốn đã mặc định được coi là kỹ năng chọn mục tiêu với những AD trước kia của T1 như: Piglet, Bang và Teddy.

Taki (Saigon Buffalo)

Trong số những tuyển thủ có màn thể hiện dưới khả năng so với kỳ vọng, hỗ trợ trẻ tuổi Taki của SGB cũng là một trong số này. Có rất nhiều tình huống, sự non nớt trong lối chơi của tuyển thủ này được thể hiện rất rõ, điển hình như những tình huống face check đáng trách trong thế Bầy Trâu chuẩn bị lật kèo 11k tiền trước PSG Talon trong trận đầu tiên vòng khởi động.

Bên cạnh đó, không ít tình huống xạ thủ này lao lên hổ báo thái quá trong những pha 2 vs 2 ở đường dưới dẫn tới việc đội quăng đi lợi thế vừa tạo dựng được trong những pha giao tranh nhỏ lẻ thành công hay kiểm soát được mục tiêu lớn để bắt đầu thế trận lăn cầu tuyết.

Vulcan (Evil Geniuses) 

Được mệnh danh là một trong số hai hỗ trợ hay nhất LCS từ năm 2020 tới nay bên cạnh CoreJJ của Team Liquid, lại có kinh nghiệm thi đấu trận mạc dày dặn, tuy nhiên những gì Vulcan thể hiện từ đầu MSI 2022 tới nay lại chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người hâm mộ.

Liên tục có những tình huống mở giao tranh thiếu hợp lý, di chuyển vào những vùng tối tầm nhìn không có cơ sở là nguyên nhân khiến EG chỉ có được duy nhất 1 chiến thắng trước T1, ngoài ra là 6 trận thua thông trước G2 Esports và 2 thất bại nặng nề trước Royal Never Give Up

Trong số những hỗ trợ tại MSI 2022, số mạng nằm xuống của hỗ trợ bên phía EG chỉ thấp hơn mỗi Taki (3,2 mạng/trận), ngoài ra chẳng khi nào anh cho thấy sự vượt trội về mặt kinh nghiệm, lượng vàng so với những người chơi hỗ trợ cùng đường. Ảnh hưởng trong giao tranh của hỗ trợ này cũng kém hơn hẳn so với những người chơi như MIng, Keria, Targamas hay kể cả Kaiwing.

caPs (G2 Esports) 

Sẽ thật bất công khi cho rằng caPs đã có màn trình diễn tệ hại tới mức khó có thể chấp nhận, nhất là khi anh đã có hai ngày thi đấu đầu tiên vô cùng thăng hoa. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng trong chuỗi 5 ván thua liên tục của G2 trong 3 ngày thi đấu, sự sa sút của đường giữa số 1 châu Âu là nguyên nhân không nhỏ. KDA của anh từ trong chuỗi 5 trận thua liên tục đó chỉ đạt 1.0, trong đó có tận 17 lần nằm xuống (trung bình 3,2 mạng/trận).

Tất nhiên, không thể phủ nhận đẳng cấp, kỹ năng và cả khả năng tạo ra những pha thi đấu đột biến để mang về chiến thắng cho đội của tuyển thủ người Đan Mạch, nhưng khi anh liên tục "cảm cúm" như thế, G2 cũng khó lòng vừa chơi vừa cười cho nổi.

Bay (PSG Talon) 

Trong lần thứ 2 liên tiếp giành quyền góp mặt tại MSI 2022, PSG Talon đã không thể đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ PCS khi chia tay giải đấu ngay sau vòng hỗn chiến. Nguyên nhân lớn đến ở việc người đi đường giữa Bay của họ đã có màn thể hiện quá đỗi kém cỏi, thua xa những gì Maple từng làm được trong năm 2021.

Trong số những người đi đường giữa tại MSI 2022 còn góp mặt tại vòng hỗn chiến, KDA của Bay còn thấp hơn cả Froggy. Lượng vàng trung bình, kinh nghiệm trung bình và chỉ số lính trung bình trước phút 15 của anh đều thua kém so với đối thủ cùng đường ở mức thảm hại. Tất nhiên, đi đường kém như vậy thì sát thương của anh cũng là thấp nhất trong số 6 đường giữa tại vòng hỗn chiến khi chỉ đạt 357 sát thương trung bình/phút.

Rõ ràng, tự bản thân Bay sẽ phải nâng cấp bản thân thần tốc ở PCS Mùa Hè này để không chỉ giúp PSG Talon bảo vệ thành công ngôi vô địch, mà còn giúp đại diện PCS ít nhất là có màn thể hiện tốt tại CKTG vào cuối năm.

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Vikings Esports của SofM liệu có đang được "overrated" trong khi đại bại ngày đầu ra quân

22/01/2024 15:40

Huyền thoại Archie trở lại mái nhà xưa với vai trò Huấn luyện viên trưởng của GAM Esports

08/12/2023 16:13

Riot tung lộ trình ra mắt skin mới và Faker sẽ nhận được trang phục Ahri huyền thoại?

05/01/2024 13:57

SofM chính thức xác nhận vai trò của mình ở Vikings Esports, úp mở việc sẵn sàng ra sân thi đấu

02/01/2024 11:01

Sau chức vô địch CKTG lần thứ 4, Faker chia sẻ suy nghĩ về việc giải nghệ

22/11/2023 15:15

Nghi vấn "Global Ban" cố ý dựng chuyện "var" BLV Văn Tùng

02/07/2024 14:00

Faker "lần đầu làm chuyện ấy" sau 10 năm sự nghiệp

29/11/2023 16:28
Xem thêm