cover-news

Xếp hạng sức mạnh các đội tại MSI 2022: Đi tìm cái tên đủ sức ngăn cản T1 làm nên lịch sử?

28/04/2022 10:37
Duke
Tại MSI 2022, T1 nghiễm nhiên được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch với phong độ hủy diệt của họ tại LCK Mùa Xuân 2022 vừa qua. Vậy theo bảng xếp hạng sức mạnh, đâu là đội tuyển đủ sức ngăn cản Faker và đồng đội nâng cúp trên sân nhà.

Mid - Season Invitational 2022 là giải đấu đánh dấu sự trở lại bình thường của hệ thống các giải đấu quốc tế với sự góp mặt của 11 nhà vô địch từ các khu vực trên khắp thế giới. Ở giải đấu năm nay diễn ra tại Hàn Quốc, T1 nghiễm nhiên được coi là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch, nguyên nhân không gì khác ngoài phong độ quá đỗi khủng khiếp của Faker và các đồng đội với thành tích 20 trận toàn thắng tại LCK.

Thế nhưng, trong thể thao nói chung và thể thao điện tử nói riêng, vẫn có những ứng đội không phải là ứng cử viên số 1 cho ngôi vương, nhưng vẫn bước lên ngôi vương. Vì vậy, hãy dựa theo bảng đánh giá sức mạnh các đội tuyển tham dự MSI 2022 của GameTV, từ đó có thể tìm được đội tuyển đủ sức ngáng đường T1 tại giải đấu năm nay nhé!

Bảng đánh giá sức mạnh các đội tham dự MSI 2022

Tier S (Ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch): T1, Royal Never Give Up 

Tại MSI 2022, T1 chắc chắn là đội tuyển được đánh giá cao nhất bởi giới chuyên môn và người hâm mộ. Không chỉ bởi thành tích 20 trận bất bại tại LCK, đội tuyển áo đỏ đang thể hiện mình gần như không có điểm yếu nào dễ khai thác khi họ thể hiện khả năng đi đường ấn tượng, kiểm soát các mục tiêu lớn vô cùng chuẩn mực, còn khi bước vào những tình huống giao tranh tổng, Faker và các đồng đội luôn tỏ ra trên cơ so với đối thủ nhờ sự ăn ý của bộ khung đã có thời gian lắp ghép từ lâu.

T1 là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch MSI 2022

Trở ngại duy nhất của T1 trong hành trình lần thứ 3 lên ngôi vô địch có lẽ nằm ở việc họ sẽ phải thi đấu ở mức ping 35ms, từ đó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới những tình huống xử lý kỹ năng của đội tuyển từng 2 lần vô địch giải đấu.

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất với T1 ở giải đấu này không ai khác ngoài ĐKVĐ LPL và MSI Royal Never Give Up. Binh đoàn Hoàng gia cho thấy lối chơi theo kiểu chậm chắc của mình có thể khiến bất kỳ đối thủ nào phải chùn chân, đồng thời khi đánh nhanh theo phong cách LPL, họ hoàn toàn có thể cuốn phăng mọi vật cản trong thời điểm thăng hoa.

Việc không phải sang Hàn Quốc thi đấu là lợi thế không nhỏ của RNG tại MSI năm nay

Điểm yếu của RNG chính là sự thiếu ổn định của các cá nhân bởi có nhiều thời điểm họ thi đấu rất mất tập trung, phải nằm xuống ở những tình huống không đáng có, dẫn tới thế trận bị lăn cầu tuyết nhanh chóng. 

Tier A (Đội tuyển có thể bất ngờ lên ngôi vô địch): G2 Esports

So với đội hình lần gần nhất tham dự MSI 2019 - giải đấu G2 Esports đã xuất sắc giành chức vô địch, đội hình năm 2022 tỏ ra yếu thế hơn hẳn khi sở hữu tới 3 cá nhân không có nhiều kinh nghiệm đánh quốc tế: Broken Blade (đường trên), Flakked (xạ thủ) và Targamas (hỗ trợ). Ngoài ra, người đi rừng Jankos dù vẫn có những pha xử lý đầy già dơ, khôn ngoan, nhưng kỹ năng cũng đã đi xuống so với thời điểm phong độ đỉnh cao. Hy vọng lớn nhất của G2 vẫn sẽ đặt vào người đi đường giữa Caps với kỹ năng xử lý xuất sắc và khả năng tạo đột biến lớn trong những pha giao tranh. 

G2 Esports luôn là đội khó bị đánh bại khi không được đánh giá quá cao

Kỹ năng của nhà vô địch MSI 2019 dĩ nhiên khó có thể sánh được với T1 hay RNG ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu đánh giá không đúng sức mạnh của Binh đoàn Samurai châu Âu, các đội rất có thể sẽ phải nhận cái giá cực đắt.

Tier B (Cạnh tranh cho top 4): Evil Geniuses, PSG Talon 

Việc EG đến với MSI 2022 thực sự là một bất ngờ với khá nhiều người hâm mộ LMHT, bởi lẽ đội hình của họ so về chất lượng khó có thể sánh với 3 ông lớn: Team Liquid, 100Thieves và Cloud9. Thế nhưng, với phong độ bùng nổ của những người chơi trẻ như: jojopyun (đường giữa), Danny (xạ thủ), kết hợp với sự già dơ của các cựu binh lão làng: Impact (đường trên) và Vulcan (hỗ trợ), EG đã quật ngã 3 ông lớn kể trên trong vòng playoffs đều với tỷ số 3 - 0, đồng thời tạo ra cặp trận chung kết nhanh nhất trong lịch sử LMHT Bắc Mỹ.

EG là đội đầu tiên trong lịch sử LCS đánh tất cả các trận playoffs từ nhánh thua mà vẫn lên ngôi vô địch

Tại MSI tới đây, người hâm mộ Bắc Mỹ sẽ hy vọng vào lối chơi trẻ trung, đầy nhiệt huyết của EG như tại vòng playoffs LCS Mùa Xuân 2022, qua đó giúp khu vực này có lần thứ 3 trong lịch sử lọt tới vòng bán kết giải đấu.

Tuy nhiên, chướng ngại mà EG vượt qua hứa hẹn sẽ không hề dễ nhằn chút nào bởi PSG Talon là đội tuyển sở hữu kinh nghiệm thi đấu quốc tế cực kỳ dạn dày, lại có những cá nhân luôn biết cách tỏa sáng đúng thời điểm.

So với năm 2021, đội hình PSG Talon hiện tại khó có thể sánh được cả về kỹ năng lẫn tư duy chiến thuật

Mặc dù vậy, so với đội hình ở mùa giải 2021, đội hình hiện tại của PSG Talon không có sự bùng nổ và khả năng tạo đột biến lớn, nhất là cặp đi rừng - đường giữa, sự kết hợp giữa Juhan và Bay chưa thể sánh được với những gì mà River cùng Maple làm được trong năm 2021.

Tier C (Cạnh tranh top 6): Saigon Buffalo, DetonatioN FocusMe 

Saigon Buffalo là đại diện đánh dấu cho sự trở lại của LMHT sau 3 giải đấu quốc tế liên tiếp vắng bóng. Đại diện Việt Nam mang tới giải đấu một đội hình trẻ trung, giàu nhiệt huyết và khát khao thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, lối chơi máu lửa khi không ngại ép giao tranh, trao đổi mục tiêu của Bầy Trâu cũng là điểm mạnh mà đội tuyển này cần phát huy.

Tuy nhiên, nếu theo dõi kỹ giải đấu VCS Mùa Xuân 2022, SGB cũng có không ít trận đấu quăng game khó tin với những sai lầm cá nhân hết sức sơ đẳng, ngoài ra kinh nghiệm thi đấu quốc tế còn nhiều thiếu sót sẽ là thách thức lớn cho các học trò ngài Ren trong hành trình lọt vào top 6.

Saigon Buffalo sẽ phải cố gắng để giành được tấm vé lọt vào vòng hỗn chiến

Trái ngược với SGB, DFM được biết đến là đội tuyển có lối chơi an toàn, chắc chắn ở giai đoạn đầu, đặc biệt những lựa chọn dị biệt ở các giải đấu quốc tế cũng là điểm mạnh của đội tuyển đến từ khu vực Nhật Bản.

Trong năm 2021, DFM đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc khi gây ra rất nhiều khó khăn cho các ông lớn tại vòng bảng MSI, thậm chí họ còn xuất sắc giành quyền lọt vào vòng bảng CKTG bằng thắng lợi đầy thuyết phục trước Cloud9. 

DFM 2022 hứa hẹn sẽ còn bùng nổ hơn cả những gì họ thể hiện tại CKTG 2021

Bất chấp đã mất đi người chơi đường giữa gánh đội Aria, thế nhưng sự bổ sung người đi đường giữa Yaharong và hỗ trợ Harp cũng ngay lập tức thổi vào đội tuyển này nguồn năng lượng mới đầy tích cực. Điểm yếu của họ nằm ở việc khi bị dẫn trước trong giai đoạn đầu trận, đội tuyển này sẽ nhanh chóng để tuột thế trận và để đối thủ lăn cầu tuyết nhanh đến chóng mặt. 

Tier D (Không có khả năng cạnh tranh): Team Aze, Red Canids, İstanbul Wildcats, ORDER 

Điểm chung của nhóm không có khả năng cạnh tranh này chính là việc đội hình của họ không có một siêu sao đủ tầm để gánh đội. Ngoài ra, khả năng phối hợp giao tranh, di chuyển kiểm soát mục tiêu và đi đường của các đội tuyển này đều thua sút thấy rõ so với các đội nhóm trên.

Có được 1 - 2 chiến thắng trong giai đoạn vòng bảng có lẽ đã là một thành công to lớn với các đội tuyển thuộc nhóm này.

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Một mùa giải đầy tiếc nuối cho Chovy khi trắng tay tại LCK Awards 2023

14/12/2023 16:35

Skin CKTG 2023 của T1 bùng nổ tranh cãi sau thời gian dài chờ đợi mòn mỏi

31/07/2024 15:00

Team Whales chính thức công bố 2 ngoại binh Hàn, liệu thế trận VCS 2024 Mùa Hè có đảo chiều?

16/07/2024 11:01

SofM và Levi đều úp mở về ý định giải nghệ khiến fan VCS tiếc nuối

08/04/2024 10:00

Faker lên tiếng xin lỗi vì phát ngôn về DDoS sau trận thua trắng trước HLE

09/04/2024 17:48

Team Whales sử dụng bộ đôi ngoại binh Hàn nhưng vẫn tiếp tục nhận thất bại cay đắng

29/07/2024 14:28

Chỉ thi đấu showmatch giao hữu nhưng T1 vẫn bị fan chỉ trích nặng nề tại sự kiện Red Bull

11/12/2023 16:19
Xem thêm