Trong những năm gần đây, khi nhắc đến hãng phim lớn nhất thế giới thì người ta sẽ nghĩ đến Disney cùng với hàng loạt bom tấn có doanh thu tỷ đô như Avenger, Frozen. Vậy khi nói về ông hoàng trong ngành công nghiệp game thì anh em sẽ nghĩ đến những ai, EA, Nintendo hay Activision Blizzard? Thật ra là không ai trong số này là công ty lớn nhất cả. Gã khổng lồ trong ngành công nghiệp game hiện là một công ty đến từ Trung Quốc đã khá quen thuộc với nhiều anh em: Tencent.
Không giống như các công ty game khác, Tencent không chỉ là một công ty chỉ sản xuất game mà là một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề được điều hành bởi doanh nhân, tỷ phú Mã Hóa Đằng hay còn được gọi là Pony Ma. Hiện tại, Tencent tham gia vào rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ công nghệ, phim ảnh, cho đến game. Rất nhiều bộ phim chiếu rạp có doanh thu cao như Wonder Woman, Venom, Top Gun 2, Terminator: Dark Fate Maverick,… đều được Tencent đầu tư thông qua công ty con Tencent Pictures.
Ngoài ra, Tencent cũng sở hữu mạng xã hội WeChat, ứng dụng nhắn tin QQ với hơn 1 tỷ người dùng. Đó là chưa kể đến các mảng đầu tư “lặt vặt” khác như dịch vụ nghe nhạc, xem truyện tranh và các sàn thương mại điện tử của họ. Tencent lớn mạnh đến nỗi đã giúp Mã Hóa Đằng trở thành một trong những người giàu nhất Trung Quốc, ngang hàng với Jack Ma luôn đấy các bạn.
Trong khi các công ty game như Nintendo dành hàng chục năm để tạo nên thương hiệu chàng thợ sửa ống nước Mario từ con số 0 tròn trĩnh thì Tencent sử dụng một chiến lược khác hoàn toàn các bạn ạ. Họ không tự tạo game riêng cho mình mà dùng sức mạnh tài chính khủng khiếp (dễ hiểu hơn là dùng tiền) để đầu tư vào các công ty game lớn hoặc mua lại toàn bộ và trở thành chủ sở hữu của nhiều thương hiệu game đình đám.
Chẳng hạn, Tencent đã mua lại toàn bộ Riot Games từ năm 2015. Vì vậy, hai tựa game thuộc hàng “khủng” nhất thế giới hiện tại là Liên Minh Huyền Thoại và Đấu Trường Chân Lý đều thuộc sở hữu của Tencent. Ngoài ra, Tencent cũng đang sở hữu 40% cổ phần của Epic Games, công ty đứng sau tựa game Fortnite, cùng với cửa hàng Epic Games Store và cả Unreal Engine, một trong những engine đã định hình thế giới game ngày nay. Tencent cũng sở hữu 84% cổ phần của Supercell, một nhà phát triển game trên nền tảng di động đến từ Phần Lan. Đây là công ty tạo ra các game cực kỳ phổ biến như Clash of Clans, Clash Royale và Brawl Stars.
Thêm một thông tin có thể nhiều bạn chưa biết: Tencent cũng sở hữu số ít cổ phần của hai nhà phát hành Activision (tạo ra series Call of Duty) và Ubisoft (tạo ra series Assassin’s Creed) đấy. Tóm lại, các bạn có thể thấy rằng Tencent đầu tư và sở hữu rất nhiều thương hiệu game đình đám chứ không chỉ dựa vào một thương hiệu game duy nhất.
Bên cạnh việc đầu tư vào các hãng làm game, thì Tencent còn kiếm được “kha khá” từ các hãng game không phải của Trung Quốc các bạn ạ. Nếu các nhà phát triển game ngoài Trung Quốc muốn phát hành game tại thị trường tỷ dân thì gần như phải kết hợp với Tencent. Chẳng hạn khi Activision là một công ty Mỹ, khi muốn phát hành các game Call of Duty thì phải hợp tác với Tencent thì game mới được xuất hiện tại Trung Quốc. Đến cả một công ty game lớn nhất nhì thế giới như Nintendo khi muốn bán máy Nintendo Switch tại thị trường béo bở này thì cũng phải hợp tác với Tencent.
Tất cả các công ty game lớn nhất thế giới từ EA đến Sony và Ubisoft cũng không ngoại lệ, đều phải phụ thuộc vào Tencent để mở ra cánh cổng đến với thị trường game lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, Tencent còn sở hữu WeGame, một cửa hàng game tương tự với Steam dành cho trung Quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt của hai của hàng game trực tuyến này này là số lượng người dùng của Steam không có “tuổi” để so với WeGame. Chỉ như vậy thì hẳn các bạn có thể hình dung doanh thu “khủng” của cửa hàng này rồi.
Ngày xưa, quyết định ra mắt console Wii U của Nintendo đã đẩy công ty game hàng đầu của Nhật Bản rơi vào tình trạng “khốn đốn”. Console Wii U bị game thủ ngó lơ, khiến nó trở thành console có doanh số tệ nhất trong lịch sử của Nintendo và làm cổ phiếu của công ty rớt giá trong suốt một năm dài. Ngày đó, các nhà phân tích nghĩ rằng Nintendo sẽ không thể gượng dậy nổi và đây có lẽ là cái kết buồn cho một tượng đài của làng game (cuối cùng thì Nintendo vẫn trụ lại được). Sự việc này diễn ra là vì Nintendo chỉ tập trung trở thành một công ty về game thôi các bạn ạ.
Tuy nhiên, Tencent Games thì khác, về cơ bản thì đây chỉ là một phần nhỏ của tập đoàn Tencent, họ có thể bất chấp nguy hiểm đầu tư vào các thương vụ rủi ro cao nhưng có tiềm năng đem lại lợi nhuận mà không lo ngại bị ảnh hưởng vì đã có tập đoàn mẹ “chống lưng” phía sau. Và cứ thế, Tencent sẽ ngày càng lớn mạnh hơn và không lo chuyện ngã “sấp mặt” nếu đầu tư sai hướng như các công ty game khác.
Bài viết liên quan
Những cầu thủ nào có chỉ số cao nhất trong tựa game sắp phát hành FIFA 23?
Lượng người chơi trong một thời điểm của CS:GO đạt 1,5 triệu người, phá vỡ mọi kỷ lục từ trước tới này của tựa game FPS này sau khi Counter-Strike 2 công bố thời điểm ra mắt.
Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng bom tấn Assassin's Creed Mirage đã chính thức chốt ngày ra mắt trong tháng 10 tới.
Tiếp nối phần 1 trước đó, hãy cùng GameTV tìm xem đâu là những game hay về "Hoàng Thượng" trong năm 2023 này nhé.
Những tựa game này đều được đánh giá rất cao về mặt cốt truyện, đưa người chơi đi hết từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác trong suốt quá trình trải nghiệm.
DE_Dust 2 được mệnh danh là sự tiên phong cho chế độ đặt bom (Bomb Defuse) – yếu tố càng về sau càng không thể thiếu cho các tựa game FPS thi đấu eSports.
Mỗi trận thi đấu được xem như một cuộc chiến danh dự của cả một tập thể. Họ sẽ đánh đổi cả mồ hôi và nước mắt cho chiến thắng cuối cùng bất kể đối thủ có mạnh mẽ và vượt trội hơn mình đến đâu.
Đọc nhiều