
Nhưng thực tế thì nó chẳng hay ho cho lắm vì nhiều lý do, đầu tiên thì thể lực có thể cheat được bằng cách đánh nhẹ, vì khi bạn dùng đòn đánh nhẹ trúng đích thể lực sẽ tự hồi, do đó chỉ cần cân đối một chút là sẽ không bao giờ hết. Thứ hai chúng ta có tính năng counter, cho nên là nhiều khi cũng chẳng cần phải mất công đánh đấm nhiều, cứ canh kẻ địch ra đòn mà phản cho đỡ mất thời gian.
Về cơ bản thế giới của Assassin’s Creed Valhalla vẫn y chang 2 tựa game trước đó, bạn sẽ gặp các trại lính và làng mạc rải rác trong quá trình khám phá, với phong cách chiến đấu vẫn y chang đó là làm rambo luôn nhanh nhất. Cuối cùng thì mấy con trùm vẫn là phải đánh cận chiến tay đôi không ám sát được, cái này làm cho tất cả thay đổi kể trên không có ý nghĩa gì cả. Các ô kỹ năng trong Assassin’s Creed Valhalla cơ bản y chang như Final Fantasy X, tức chia thành các note nhỏ tăng chỉ số cơ bản (máu, giáp, sức tấn công…) và các note lơn là kỹ năng hỗ trợ. Các note này sẽ thay thế cho chỉ số phụ từ trang bị và vũ khí, nhưng nó vẫn không thể bù được số lượng trang bị quá ít ỏi của game.
Cuối cùng kỹ năng của Assassin’s Creed Valhalla không phải học như bình thường mà phải nhặt các cuộn giấy trên bản đồ, điều này có lẽ là do Ubisoft muốn người chơi phải tìm tòi bản đồ nhiều hơn. Nhưng theo tôi nó khá là mất thời gian, cũng như càng làm người chơi bị giới hạn về hướng build nhân vật, kiểu như bạn thích dùng cung mà nhặt toàn được kỹ năng mele thì đúng là tội nợ. Mặc dù lý thuyết là tất cả mọi chỗ đều giống nhau, nhưng bản đồ to tướng ai mà có thể đi lùng cho bằng hết được mà chủ yếu là nhặt được cái nào thì tốt thôi.
Hình ảnh rất đẹp nhưng lỗi thì rất nhiều
Assassin’s Creed Valhalla có hình ảnh không khác gì lắm so với 2 phần trước, nhưng nó được chăm chút về chi tiết và cách thiết kết phong cảnh. Game chia ra làm 2 địa hình băng tuyết lạnh giá ở cực Bắc và các đồng cỏ đầy nắng ở nước Anh, có một điểm là núi non trong Assassin’s Creed Valhalla rất nhiều, chúng đứng sừng sững ở các bờ biển tạo nên cảm giác vô cùng hùng vĩ. Các đồng hoa ngập tràn dưới ánh nắng khi Eivor cưỡi ngựa qua và nhiều thứ khác nữa vô cùng tinh tế, nhìn chung thì mọi thứ trong Assassin’s Creed Valhalla nhìn vô cùng sặc sỡ.
Với photo mode của game thì bạn sẽ có những bức ảnh vô cùng chất lượng, vì phần chỉnh màu và hiệu ứng của Assassin’s Creed Valhalla rất phong phú, nói một cách công bằng thì đây có lẽ là game đẹp nhất trong toàn bộ seri. Chỉ tiếc là NPC cùng kẻ địch vẫn ngớ ngẩn như cũ, bạn sẽ thấy đám NPC chạy loạn xạ và hét lên những câu vô nghĩa, cũng như cách chúng xử lý khi gặp nguy hiểm vô cùng quái đản.

Nhưng điều khiến người chơi khó chịu nhất trong Assassin’s Creed Valhalla lại chính là lỗi, phải nói là hàng đống lỗi lặt vặt và nghiêm trọng diễn ra liên tục không cách nào chấp nhận được. Từ những thứ cơ bản như kẹt vật thể, bị bắn ra khỏi địa điểm đang đứng, NPC không thể nói chuyện, không thể chọn mục tiêu… cho tới không thể làm quest, không thể tấn công và nhiều nhiều nhiều nữa. Bực mình nhất là có những nhiệm vụ bị lỗi, mà bạn không thể làm bất cứ gì kể cả là load cũng không thể sửa được.
Nhìn chung thì Assassin’s Creed Valhalla đã tìm cách để thay đổi rất nhiều, nhưng tôi đánh giá nó thậm chí còn kém hơn cả 2 bản trước, đúng kiểu sát thủ chẳng ra sát thủ mà chặt chém cũng chẳng ra chặt chém. Hiệu ứng vật lý thì phải nói là tệ hại, đòn đánh thì không có lực và cách leo trèo cũng rất quái đản, lửa đốt mất máu như điên và đôi khi lại chẳng hiểu từ đâu mà ra… nói chung tôi hơi bị hối hận vì đã mua Assassin’s Creed Valhalla trên console, vì ít nhất nếu trên PC thì đã có thể refund được rồi.
Điểm mạnh:
– Hình ảnh rất đẹp.
– Cốt truyện thú vị, hấp dẫn và gây tò mò.
– Tái hiện tốt văn hóa Viking.
Điểm yếu:
– Còn khá nhiều Bugs
– Lối chơi vẫn nửa nạc nửa mỡ.
– Thế giới mở không quá đặc sắc.