Khi Mario lần đầu tiên ra mắt trong trò chơi Donkey Kong, anh vẫn chưa được gọi là Mario. Theo nhiều câu chuyện kể lại, linh vật biểu tượng của Nintendo khi đó được gọi là Jumpman. Cái tên này được gọi nhiều tới nỗi nhiều người đã lầm tưởng đây chính là cái tên ban đầu của anh chàng Mario. Nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Theo chính cha đẻ Shigeru Miyamoto, người đã tạo ra Mario, “Tôi gọi [Jumpman] là Mr. Video. Kế hoạch của tôi là sử dụng một nhân vật duy nhất trong mọi trò chơi mà tôi tạo ra. Và đó chính là Mr. Video”. Rõ ràng Miyamoto lấy cảm hứng rất nhiều từ Alfred Hitchcock, người luôn có vai nhỏ trong các bộ phim của mình (cũng giống như các vai cameo của ngài Stan Lee trong các tác phẩm điện ảnh MCU vậy). Shigeru Miyamoto nghĩ rằng Mr. Video có thể đóng vai trò tương tự.
Sau cùng, ông nhận ra cái tên Mr. Video thực sự nhàm chán và đã thay đổi tên của nhân vật này nhanh chóng. Miyamoto còn cho rằng nếu mình cứ giữ lại cái tên Mr. Video, Mario sẽ không bao giờ phát triển được mất. Do đó, tên gọi ban đầu của Mario là Mr. Video, rồi mãi về sau mới đến sự tích đặt tên của Mario lấy từ tên ông chủ cho thuê mặt bằng làm văn phòng chi nhánh của Nintendo tại Mỹ.
Mr. Video không phải cái tên nhàm chán duy nhất mà Miyamoto Shigeru nghĩ ra. Nàng thơ đầu tiên của Mario, Pauline, có tên gọi đơn giản chỉ là Lady. Họ của Mario cũng chỉ là Mario (tức Mario Mario), điều này giải thích tại sao Mario và Luigi lại được gọi là anh em nhà Mario. Còn nhân vật chính trong The Legend of Zelda có tên gọi ban đầu là…Link Link. Chúng ta có thể thấy rằng Miyamoto dù làm game rất hay nhưng ông hoàn toàn dở tệ trong việc đặt tên nhân vật.
Một trường hợp kinh điển nữa về các tác phẩm game của Miyamoto Shigeru, Donkey Kong. Tên gọi của trò chơi này thuở ban đầu đã khiến cho mọi người cảm thấy cực kỳ bối rối. Nhiều người hâm mộ đã cho rằng Donkey (Con lừa) đáng lẽ phải được đọc là Monkey (Con khỉ) mới phù hợp với nhân vật là một con khỉ đột. Họ cho rằng chắc chắn bản dịch của tựa game này đã bị lỗi nên thành ra Nintendo buộc phải sử dụng cái tên Donkey Kong luôn.
Sự thật không phải như vậy. Theo Miyamoto, “Tôi đã tra cứu ‘Donkey’ (Con lừa) trong từ điển và thấy rằng nó cũng được sử dụng mang hàm ý là ‘Goofy’ (ngớ ngẩn). Điều này có nghĩa ý nghĩa thực sự của Donkey Kong là Con khỉ ngớ ngẩn. Từ ‘Kong’ được lấy ra từ King Kong.”
Tất nhiên với những người Mỹ bản địa, cái tên Donkey Kong chẳng có nghĩa gì cả, và Miyamoto biết điều đó. Chi nhánh Nintendo tại Mỹ đã cố gắng đấu tranh và giải thích cho Miyamoto hiểu rằng không ai nói tiếng anh lại gọi từ Donkey là Goofy cả. Nhưng cha đẻ Donkey Kong vẫn nhất quyết giữ lại tên gọi này. Thật may là Miyamoto đã không đổi tên game thành Donkey Donkey.
Có những suy nghĩ sai lầm về một tựa game hay một vấn đề nào đấy, tuy nhiên sai lầm đôi khi không phải là xấu khi nó lại làm cho tựa game ấy trở nên độc đáo.
Bài viết liên quan
Wang Xingxing, CEO sinh năm 1990 của Unitree, thu hút sự chú ý khi ngồi ở vị trí trung tâm trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/2.
Layer-2 dựa trên ZK-Rollup Aztec Network thông báo huy động thành công 100 triệu USD vòng gọi vốn Series B, do a16z dẫn đầu.
Bạn đã bao giờ gặp trường hợp Touch ID không kích hoạt và bạn nhận được thông báo "Không thể hoàn tất thiết lập Touch ID" hoặc Touch ID chuyển sang màu xám?
Các đại lý cho biết đợt hàng iPhone 14 về lần này đa số là bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max khi chiếm hơn 80%. Trong đó, màu tím cũng chiếm gần 80%.
Các món đồ công nghệ có giá rất cao tại thời điểm ra mắt nhưng chỉ một thời gian sau giá của những món đồ đó đã giảm đi đánh kể.
Vị trí Chủ tịch HĐQT của VNG đã thuộc về ông Võ Sỹ Nhân, người vừa được bầu vào Thành viên HĐQT độc lập của VNG tháng trước.
Tiktok đang trở thành "mỏ vàng" đối với các hãng thu âm, nhà tiếp thị âm nhạc, nghệ sĩ và những người sáng tạo khác.
Đọc nhiều