BurNinG chính là cái tên đầu tiên xuất hiện trong danh sách này. Khỏi phải bàn quá nhiều về sự nổi tiếng của Cháy Ca tại Trung Quốc, nhưng có lẽ ít người biết về nguồn gốc cái tên B-God mà các fan dành cho anh. Có lẽ biệt danh này bắt nguồn từ những thành công mà BurNinG gặt hái được trong màu áo EHOME thời Dota 1. Kể từ khi chuyển sang khoác áo EHOME vào năm 2010, BurNinG cùng các đồng đội đã tạo ra kỷ nguyên EHOME mà đến nay, nhiều lão tướng Dota vẫn còn phải nhớ mãi. Với việc trở thành những người đi tiên phong cho phong cách trilane, EHOME cùng B-God đã gặt hái tới 10 danh hiệu liên tiếp chỉ trong nửa năm.
Tên tuổi của B-God bay cao cùng kỷ nguyên bất bại của EHOME
Những cuộc thi farm giữa B-God và huyền thoại "6 phút 1 Item" ZSMJ cũng được lưu lại trong sử sách như một trong những cuộc đối đầu hấp dẫn nhất trong lịch sử Dota. Ngoài ra, B-God cũng từng khiến cho những đội tuyển sừng sỏ khác trên thế giới lúc bấy giờ như EG của Merlini, DTS của Dendi hay Zenith của bộ đôi Hyhy - YamateH phải méo mặt với hành trình bất bại tại ESWC 2010. Một sự thật thú vị khác về B-God, đó là biệt danh BurNinG của anh cũng từng được IceFrog sử dụng để đặt thành một fun name cho Anti-Mage thời Dota 1 để tri ân cho màn thể hiện xuất sắc của anh mỗi khi cầm Hero này.
Tên của B-God sẽ sống mãi cùng những giai thoại thời Dota 1
Là một trong những người phương Tây hiếm hoi được phong God, bề dày thành tích của Loda đã chứng minh vì sao anh xứng đáng với danh hiệu này. Khởi nghiệp bắt đầu từ năm 2006, anh cùng người bạn thân Akke đã đi lập biết bao nhiêu team, trải qua bao hành trình gian nan vất vả để rồi đỉnh cao sự nghiệp đã đến với anh trong giai đoạn năm 2007 - 2008. Ở thời điểm đó, SK Gaming của Loda cùng Meet Your Maker thống trị hoàn toàn nền Dota phương Tây, và Loda ngày càng trở nên nổi tiếng hơn ngay cả trong mắt những khán giả Dota Trung Quốc. Loda sau đó đã được phong thành L-God, tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa, và đỉnh cao có lẽ chắc chắn phải kể tới chiếc khiên Aegis danh giá tại The International 2013 trong màu áo Alliance.
L-God nghe có vẻ không thuận tai lắm nhỉ ...
Không phải Miracle, không phải MiCKe, càng không phải Misa hay Messi, người đầu tiên sở hữu danh hiệu M-God lại là một gương mặt mà hiện nay không nhiều người còn nhớ tới, đó là Merlini. Với những khán giả xem Dota từ năm 2013 - 2014 trở đi, thì cái tên Merlini thường được biết đến trong vai trò của một Caster nhiều hơn là một Player. Tuy nhiên, xuất phát điểm của Merlini cũng là từ một Pro Player mà ra, và thậm chí, đẳng cấp của Merlini còn được sánh ngang với những huyền thoại Dota 2 hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Merlini (đứng giữa) chính là nguồn cảm hứng cho những Arteezy hay SumaiL ở thời điểm hiện tại
Merlini cùng lứa với Loda và BurNinG khi lần đầu tiên bước vào đấu trường Dota chuyên nghiệp của anh là từ năm 2006. Kể từ đó, game thủ người Mỹ gốc Á này đã gia nhập rất nhiều đội tuyển mạnh, điển hình như MYM hay EG, trở thành nguồn cảm hứng của biết bao huyền thoại sau này như Fear hay Puppey. Ở thời đỉnh cao, Merlini được đánh giá là player có tầm hiểu biết về game sâu rộng nhất, người đầu tiên khai thác được tối đa giá trị của Ward, ông tổ của Zeus Blink Dagger và cũng là game thủ có kỹ năng đi lane xuất sắc nhất thế giới. Nếu so sánh Merlini với một ai đấy ở Dota hiện tại, thì có thể nói Merlini là sự kết hợp giữa kiến thức uyên thâm của Topson và khả năng đè đường thần thánh của SumaiL. Một trong những pha Highlights làm nên tên tuổi của anh có thể kể đến tình huống 1 mình cân cả Trilane với Hero tủ của anh - Zeus.
Footage siêu cũ từ năm 2007 về pha 1 cân 3 thần thánh của Merlini đã đạt tới hơn 600.000 lượt xem
Sau này, những đóng góp của Merlini cho cộng đồng DotA đã được IceFrog tri ân bằng cách đặt biệt danh của anh thành Fun name cho Zeus. Hiện tại, Merlini đã chính thức giải nghệ trong cả vai trò Pro Player lẫn Caster vào năm 2017.
Merlini - Ông vua đường giữa của thế hệ 1.0
>>> Huỷ diệt Aster 3 trắng, PSG.LGD tiếp tục thể hiện vị thế "làm bố" ở khu vực Trung Quốc
Bài viết liên quan
Đội tuyển LMHT Gen.G Esports tiếp tục vướng vào một vụ việc gây tranh cãi, và lần này cũng bắt nguồn từ phía đội ngũ truyền thông.
Theo lịch thi đấu chính thức, Vòng Bảng sẽ diễn ra từ ngày 20/1 đến 14/3. Tuy nhiên một 'drama' đã xảy ra khiến Vòng Bảng phải kết thúc sớm 1 tuần và sau thời gian dài tạm hoãn, giải đấu đã được trở lại với Vòng Playoffs từ ngày 3-7/4.
VCS 2024 Mùa Xuân đã công bố lộ trình cùng thay đổi thể thức, qua đó ta sẽ được chứng kiến bản đồ Vực Gió Hú tại giải đấu cùng những pha solo 1v1 hấp dẫn.
Trở lại sau một thời gian dài tạm hoãn vì điều tra tiêu cưc, VCS lại tiếp tục gặp sự cố nghiêm trọng khiến trận đấu giữa Team Secret và Team Whales phải rời lịch.
Faker và T1 sẽ phải đánh bại 4 nhà vô địch ở 4 khu vực lớn nếu muốn giành chức vô địch MSI 2024, và đối thủ đầu tiên là Team Liquid.
Sau 3 năm gắn bó và gặt hái được rất nhiều thành tích ấn tượng cùng GAM trong làng LMHT Việt Nam, Kati cuối cùng cũng đã nói lời chia tay với biệt đội Vàng - Đen.
LCK Awards luôn mang đến nhiều tranh cãi trong cộng đồng LMHT, nhất là năm nay khi cả 5 thành viên T1 góp mặt đầy đủ.
Đọc nhiều