Ngày thứ 3 của vòng Playoffs sẽ diễn ra 3 lượt trận, khởi đầu với cặp đấu tại nhánh thua giữa Fnatic và Beastcoast. Trên lý thuyết, đây là một trận đấu không mang quá nhiều ý nghĩa với Beastcoast bởi họ đã chắc suất có mặt tại TI11. Dù vậy, đây lại là một cuộc chiến sinh tử với Fnatic và thậm chí là Outsiders cùng Evil Geniuses. Nếu Beastcoast gục ngã, Arteezy cùng đồng bọn sẽ đứng trước nguy cơ rất rất cao bị bật bãi khỏi top 12 đội có điểm DPC cao nhất, đồng nghĩa với việc họ sẽ mất đi tấm vé Direct Invite đến TI11. Hiểu được hoàn cảnh éo le của những người anh em chung châu lục, K1 cùng các đồng đội đã quyết định chơi một trận sống mái với Fnatic để cứu vớt EG tai qua nạn khỏi.
Sự quyết tâm đó đã sớm được thể hiện ngay từ game đấu thứ nhất. Beastcoast thi đấu một cách cực kỳ hào sảng với không một chút do dự, ngần ngại. Nhưng cũng chính lối chơi quyết liệt của họ đã khiến họ phải trả giá trước khả năng counter gank quá tốt bên phía Fnatic. Fnatic cứ ngã xuống 1 thì họ phải đổi lại tới 2 hoặc 3 thành viên của Beastcoast. Sau liên tiếp những pha đổi mạng, lợi thế đã dần nghiêng về phía Fnatic lúc nào không hay. Với việc dẫn trước đối thủ với khoảng cách khá lớn, Fnatic dễ dàng triển khai thế trận, áp đảo đối thủ bằng sức mạnh của Phantom Lancer và thậm chí là trêu đùa đối thủ bằng cách đưa Troll Warlord của K1 lên đồi để bầu bạn với Arteezy. Game đấu kết thúc ở phút 45 với chiến thắng tương đối nhàn nhã dành cho đại diện của Đông Nam Á.
Tưởng chừng như thất bại trong game đấu thứ nhất sẽ khiến cho tinh thần chiến đấu của các chiến binh Brazil trùng xuống, nhưng KHÔNG! Họ tiếp tục trung thành với lối chơi snowball tổng lực quen thuộc bằng một lineup trâu bò, siêu lì lợm và lần này, thành quả đã đến với Beastcoast. Lượt pick Underlord đi Mid thật sự đã khiến cho Fnatic bị bất ngờ và Ember của Bryle đã phải trải qua một giai đoạn laning phase cực kỳ khổ sở. Các lane khác cũng phải chịu cảnh tương tự khi Juggernaut và NP gần như không thể thở nổi ở lane. Việc có được lợi thế quá lớn trong Early Game giúp Beastcoast dễ dàng áp đặt lối chơi khi bước vào giai đoạn Mid Game. Với việc sở hữu tới 4 chiếc xe tăng + Here I Am, đại diện của SA Dota tiến thẳng một mạch lên highground ở phút thứ 20 và san phẳng tất cả mọi thứ trong chớp mắt. Sau vỏn vẹn 25 phút của game 2, trận BO3 đã được đưa về tỷ số cân bằng và buộc phải bước vào game đấu thứ 3 mới có thể phân định thắng bại.
Tại đây, Fnatic đã không thể giữ được cái đầu lạnh và mắc quá nhiều sai lầm ở game đấu cuối cùng. Điều này khiến cho Fnatic dễ dàng bị cuốn theo lối chơi chủ động của Beastcoast và không thể làm gì nhiều ngoài việc co cụm phòng thủ. Sự vùng vẫy, kháng cự cũng chỉ có thể tồn tại trong ít lâu trước khi đại diện của Đông Nam Á chấp nhận đầu hàng ở phút thứ 45, qua đó nhận thất bại chung cuộc 2 - 1 và chính thức phải cạnh tranh suất tham dự TI tại vòng loại khu vực.
Bài viết liên quan
Giữa những lời chúc mừng và đồn đoán về tương lai của các tuyển thủ T1, một thông tin bất ngờ hơn đã được công bố khiến fan vui mừng khôn xiết và nay đã trở thành hiện thực.
Faker và T1 sẽ phải đánh bại 4 nhà vô địch ở 4 khu vực lớn nếu muốn giành chức vô địch MSI 2024, và đối thủ đầu tiên là Team Liquid.
Ngay sau khi lên ngôi vô địch CKTG 2023, 3 cái tên Zeus, Gumayusi và Keria sẽ hết hạn hợp đồng với T1 vào ngày 20/11.
Những trận đấu ở Champions Queue APAC ngày càng được cộng đồng game thủ chú ý hơn khi đã có sự góp mặt của các tuyển thủ đến từ LCK, LPL.
ĐTCL mùa 11 hiện tại đã có trên máy chủ PBE cho anh em trải nghiệm và dự kiến ra mắt chính thức trong phiên bản 14.6 vào ngày 20/03/2024
VKE là đội tuyển của SofM và sở hữu những ngôi sao hàng đầu của LMHT Việt Nam như Kati hay Shogun nên nhận được rất nhiều sự quan tâm từ fan Việt.
Những thông số này của T1 đều vượt trội hơn so với các đội còn lại trong mùa giải LCK Mùa Xuân 2024.
Đọc nhiều