Nếu như giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn phát triển mạnh của điện thoại Việt, với sự tham gia của hàng loạt tên tuổi như Vsmart, Bphone, Masstel, chỉ một năm sau, những tên tuổi này gần như biến mất.
Tại một số hệ thống lớn như Thế Giới Di Động, Viettel Store, thương hiệu Việt duy nhất có mặt là Masstel, với các mẫu điện thoại "cục gạch" dưới một triệu đồng.
FPT Shop có thêm một smartphone của Masstel giá 1,7 triệu đồng. Hoàng Hà Mobile vẫn bán Bphone, trong khi CellphoneS cho biết đã không còn kinh doanh bất cứ mẫu điện thoại thương hiệu Việt Nam.
"2022 có thể là năm cuối cùng chúng tôi kinh doanh điện thoại thương hiệu Việt Nam", ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện CellphoneS, nói. Thực tế, đó là lô hàng Vsmart nhập cuối 2021 và còn bán tới quý đầu 2022.
Sau khi bán hết, cửa hàng hiện không còn mẫu điện thoại Việt nào trên kệ. Bphone, một trong những thương hiệu Việt đình đám, không chia sẻ doanh số cụ thể.
Khi ra mẫu A85 5G hồi tháng 4, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav, tiết lộ 300 máy đã được đặt cọc trong ngày. Sản phẩm cũng đã hết hàng trên website của công ty.
Trên gian hàng của Bkav trên Shopee, hai sản phẩm được niêm yết là A50 và A60, mỗi mẫu bán được khoảng 50 chiếc. Đây là con số rất nhỏ nếu so với thị trường đang tiêu thụ khoảng một triệu máy mỗi tháng tại Việt Nam.
Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, các hãng smartphone Việt hiện chỉ chiếm 0,2% thị phần, trong khi vào năm 2019, họ từng đạt mức 11%.
Theo ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối Viễn thông Di động FPT Shop, thị trường smartphone lớn tại Việt Nam là cơ hội để thương hiệu Việt khai thác.
Tuy nhiên, thách thức nằm ở thị hiếu của người dùng Việt "khó nắm bắt". "Sản phẩm phải vừa đảm bảo thương hiệu có tiếng, thiết kế và chất lượng sản phẩm tốt, lại phải có giá cạnh tranh", ông nói.
Vì vậy theo ông, khi tham gia , các hãng Việt phải đầu tư rất lớn trong thời gian dài mới có thể giành được thị phần.
"Đây có thể là những yếu tố khiến thương hiệu Việt vừa qua đã không thể trụ được và bắt buộc phải chọn phương án là rút lui, hoặc chỉ làm một thị trường ngách, thay vì cạnh tranh trực diện với thương hiệu lâu đời, có tiếng hoặc các thương hiệu Trung Quốc có nền sản xuất tiên tiến và mức giá cạnh tranh", ông Kha nhận định.
(Theo Vnexpress)
Bài viết liên quan
Đếm ngược đến cột mốc này, Top Eleven VNG cũng công bố sự kiện chuyển đổi đặc biệt dành cho cộng đồng game thủ đang trải nghiệm phiên bản quốc tế trong nhiều năm qua.
MV Tết của dòng game VLTK vừa là sản phẩm âm nhạc giải trí đem đến không khí tưng bừng tân niên cho game thủ vừa là lời chào đón tân binh của vũ trụ Kiếm Hiệp Tình Duyên: Kiếm Thế Origin.
BOX Gaming Liên Quân Mobile sẽ có sự bổ sung ngay sau khi chia tay Daim và NTZZ.
Soul Chronicle hiện đang mở thử nghiệm giới hạn trên nền tảng Android tại khu vực Philippines.
Linh Sơn Chiến có cách thức tham gia tương tự các mùa trước, tuy nhiên với việc bản đồ tài nguyên thay đổi, Bang hội cần chọn chiến thuật tốt hơn để làm chủ trận địa giữa hàng vạn game thủ khác.
Suốt 14 năm tồn tại và chinh phục thị trường Việt, Kiếm Thế lại làm dày thêm thương hiệu của mình với phiên bản “trẻ lại” mang tên Kiếm Thế Origin ra mắt vào 27/3 tới.
Ngày 21 và 24/1, S599 và S600 lần lượt khai mở, khởi động một mùa Tết rộn ràng và ngập tràn quà tặng. Trải nghiệm hai máy chủ đặc biệt trong thời gian này, người chơi có cơ hội nhận đến 200.000 nguyên bảo, Tượng Tôn Sách và gối ôm, bình nước siêu hot từ O
Đọc nhiều