Tiếp theo seri: Bảng xếp hạng 5 tướng, tuần này, chúng ta sẽ tới 5 tướng đang “bá đạo” ở vị trí rừng phiên bản 5.5
Các tướng này, ở cả khi đấu xếp hạng đơn lẫn đấu giải đang rất mạnh so với các tướng còn lại.
Nidalee là một lựa chọn để đi rừng gần đây đang nổi lên. Sức mạnh của vị tướng này đã được khẳng định rất rõ ràng qua nhiều trận đấu chuyên nghiệp.
Tuy không có các kĩ năng khống chế, nhưng lượng sát thương mà Nidalee có thể gây ra là rất lớn. Giai đoạn cuối trận đấu, Nidalee có thể chơi theo nhiều chiến thuật khác nhau.
Phi lao là một kĩ năng định hướng khó, nhưng nếu trúng, nó sẽ đem lại lợi thế rất lớn cho Nidalee
Tuy vậy, nếu Nidalee bị đối thủ dẫn trước, rất khó có cách nào bật lại được, vì khi xây dựng Nidalee theo hướng chống chịu, rất khó cho Nidalee có thể tạo ảnh hưởng trong trận đấu.
Sejuani là một tướng đi rừng có độ chống chịu rất cao nhờ các chỉ số cơ bản cũng như cách lên đồ. Là một mẫu tướng có thể đóng/ mở giao tranh rất tốt với chiêu cuối. Các kĩ năng khống chế tốt, giúp cho Sejuani có thể đi gank tốt.
Chiêu cuối khống chế diện rộng, rất phù hợp với một số đội hình giao tranh hiện nay
Nhưng khả năng xóa sổ quái vật lại là một điểm yếu của Sejuani, rất dễ bị tướng đi rừng của địch sang cướp cũng như phản gank giai đoạn đầu trận đấu.
Sát thương dồn cũng như độ cơ động là những từ có thể dùng để miêu tả Fizz đi rừng. Với trang bị Đao Đụng Độ và W, Fizz có thể gây một lượng sát thương cực lớn lên đối thủ trong khoảng thời gian ngắn.
2v3 và đem về triple kill cho Fizz
Giai đoạn đầu cũng như giữa trận đấu, độ chống chịu chưa cao, khi tranh chấp các mục tiêu quan trọng như trụ hoặc rồng, Fizz rất dễ là mục tiêu để cho đội đối phương ngắm tới.
Nunu là một mẫu tướng có tốc độ xóa sổ quái vật nhanh, khả năng hồi phục tốt. Có thể cướp cũng như bảo vệ các mục tiêu quan trọng như bùa, trụ, rồng, baron, … tốt. Chiêu sôi máu rất phù hợp cho các xạ thủ cần tốc độ đánh nhiều. Chiêu cuối làm chậm diện rộng, và nếu để Nunu vận đủ 3 giây thì cũng gây ra được lượng sát thương rất lớn.
Khả năng đeo bám của Nunu là rất tốt với chiêu Cầu tuyết
Dù vậy, Nunu lại là một tướng dễ bị thả diều vì không có chiêu tiếp bận nhanh nào. Và nếu đi rừng, bạn sẽ phải xây dựng Nunu theo hướng chống chịu, vì thế lượng sát thương của bạn sẽ không được “ổn” so với các tướng khác khi đi rừng.
Rek’Sai có thể gây ra lượng sát thương rất lớn, gank cũng như độ cơ động với hầm là rất cao. Chiêu cuối của Rek’Sai có thể sử dụng để tập trung với động đội rất nhanh, giúp Rek’Sai có thể kiểm soát tốt các mục tiêu quan trọng.
Một pha tốc biến và hất tung cứu được đồng đội kịp thời
Giai đoạn đầu trận đấu, phải tính toán thật chính xác khi đi gank hoặc phản gank, vì lượng chống chịu lúc này của Rek’Sai không cao, có thể bị chết ngược.
Bài viết liên quan
Người chơi Đường Giữa của Team Liquid - APA không hề có thành tích thi đấu xuất sắc gì nhưng nổi bật vì "mỏ hỗn" khi liên tục trở thành tâm điểm gây chú ý.
Faker từng đề cập đến một "điều bất ngờ" cho những ai mong chờ skin T1 Ahri và có lẽ đây chính là nó.
Không lâu sau khi vướng phải những tranh cãi với các fan LCK, BLV Văn Tùng tiếp tục bị réo tên trong một drama mới liên quan tới cựu ngôi sao SBTC Zeros.
Những thông số này của T1 đều vượt trội hơn so với các đội còn lại trong mùa giải LCK Mùa Xuân 2024.
Keria đã có những chia sẻ trên livestream gần đây về các chiến thuật của T1 tại kỳ CKTG lần này.
Thành tích quốc nội dày đặc của Chovy là thế, nhưng điều đó dường như không được công nhận khi LCK Awards có phần thiên vị cho những tuyển thủ có thành tích quốc tế hơn.
Sau nhiều lần nhá hàng thì tổ chức Vikings Esports của SofM đã chính thức công bố chào mừng Killerqueen - cựu Đi Rừng của Team Whales.
Đọc nhiều