Trận đấu Liên Minh Huyền Thoại kinh điển tiếp theo sẽ là trận đấu của Fnatic khi họ còn sở hữu đội hình gồm đường giữa huyền thoại Xpeke. Cách trận đấu được giải quyết chỉ có thể dùng 2 chữ "điên rồ" để miêu tả. Hãy cùng điểm qua cặp đấu giữa Fnatic và SK Gaming trong khuôn khổ bảng B của IEM Katowice mùa 7 vào năm 2013.
Nói qua về 2 đội và giải đấu này, Fnatic như tất cả đã biết là đội tuyển LMHT đầu tiên có được chức vô địch thế giới. SK Gaming khi đó cũng sở hữu 1 đội hình rất mạnh với tâm điểm chắc chắn phải kể đến đường giữa người Tây Ban Nha - Ocelote, người sau này là chủ sở hữu của tổ chức G2 Esports nổi tiếng khắp thế giới hiện nay. IEM là giải đấu thường niên được tổ chức với hàng loạt tựa game, đó cũng không khác gì 1 đại hội thể thao điện tử với các đại diện là những tổ chức eSports trên toàn thế giới.
Fnatic và SK Gaming rơi vào bảng đấu có sự góp mặt của Azubu Frost, đương kim á quân thế giới khi đó với những hào thủ xuất chúng ở mọi vị trí. Cái tên còn lại của bảng B là đội tuyển tới từ Ba Lan - Absolute Legends. Việc cạnh tranh với AZF khi đó gần như bất khả thi, trong khi đội tuyển AL tới từ Ba Lan cũng không khác gì kẻ lót đường. Điều đó biến cặp đấu giữa Fnatic và SK Gaming không khác gì cặp đấu tranh chấp tấm vé thứ 2 vượt qua giai đoạn vòng bảng.
Sự căng thẳng kịch tính của cặp đấu này đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong lịch sử LMHT. ocelote lựa chọn Elise đường giữa - 1 vị tướng rất mạnh ở thời điểm 2013 để đối đầu với Kassadin tới từ Xpeke. Một trận đấu cân bằng thực sự khi không có quá nhiều lợi thế sau giai đoạn cấm và chọn. Cả 2 đội đều lựa chọn đội hình dồn sát thương cực mạnh, nhưng phần nào đó SK Gaming có đôi chút lợi thế với sự tăng tiến sức mạnh về giai đoạn cuối ván đấu của Cho'Gath và Ezreal.
Giống như nhiều cặp đấu khác, 2 đội ăn đi những bãi rừng đầu tiên khi lính chỉ xuất hiện vào 1:30. Fnatic thực hiện chiến thuật đổi đường để hạn chế sự thua thiệt trong những màn tay đôi của Olaf trong tay đối thủ với đường trên sOAZ sử dụng Kha'zix. Nhưng SK biết được điều này và ngay lập tức không cho sOAZ lấy đi bùa xanh, thậm chí mất cả tốc biến từ sớm. Lợi thế được SK kéo giãn khi ngay ở phút thứ 6, họ đã lấy đi trụ thứ nhất ở khu vực đường dưới, mở ra khả năng tiếp cận rồng 1 cách đơn giản hơn.
SK đổi đường ngược lại và sOAZ đã thọt nay càng thọt khi phải đương đầu Olaf và Cho'Gath. Những phút sau đó, SK Gaming cố gắng đẩy trụ với đội hình có nhiều tướng đánh xa hơn, trong khi tuyến đầu Olaf và Cho'Gath chống chịu khá khoẻ. Fnatic mất hết dàn trụ ngoài chỉ sau 20 phút của ván đấu. Cách chơi của SK Gaming khá tương đồng lối chơi các đội tuyển LCK ở thời điểm hiện tại là tránh giao tranh nhiều, đẩy trụ và lấy rồng. Điều này chỉ hiệu quả nếu họ biết cách giải quyết ván đấu, bởi lẽ khi lượng trang bị cân bằng thì kĩ năng cá nhân sẽ vượt trên lượng trang bị. Fnatic đã cố gắng chống chịu từng đợt đẩy của SK Gaming để không đánh mất ván đấu quá sớm.
Phút 36, Fnatic mất 2 thành viên là Xpeke và sOAZ trong những nỗ lực kiểm soát khu vực Baron. SK Gaming dứt điểm bùa lợi Baron ngay sau đó, mở ra cơ hội đánh bại Fnatic rõ ràng. Ở thời điểm 2013, bùa lợi Baron chưa đem lại lợi thế đẩy trụ quá rõ ràng như hiện tại, đó cũng là điều mà Riot Games đã phải tính đến và sửa lại để trò chơi không trở nên quá nhàm chán với việc đội không có lợi thế có đủ thời gian và không gian để thủ trụ như Fnatic ở trận đấu này.
Phút 41, trong nỗ lực lấy đi đường dưới của đối thủ, ocelote mắc sai lầm trong việc giữ vị trí và bị hạ gục nhanh chóng. Sau đó Fnatic tràn lên và lấy tiếp đi 2 điểm hạ gục nữa. Hai vị trí đường trên và đi rừng của SK Gaming không có khả năng hạ quái nhanh chóng bất lực nhìn Fnatic lấy đi đường giữa sau đó. Việc cân bằng ở trò chơi ở thời điểm này rõ ràng có vấn đề bởi Fnatic chỉ sau đúng 1 pha giao tranh thắng lợi đã giành lại tất cả các lợi thế đã mất ở 40 phút trước đó. Nhưng đó không phải là tất cả, Fnatic cũng mắc sai lầm nghiêm trọng khi cố gắng đập nhà khi SK Gaming đã hồi sinh gần hết các vị tướng. Phút 46, cuối cùng SK Gaming cũng có cho mình đường dưới nhưng Cho'Gath đi rừng nằm lại. Fnatic có cho mình con Baron ngay sau đó. Thế trận vô cùng cân bằng.
Phút 52, sOAZ bị bắt lại, SK Gaming có cho mình con Baron nhưng họ đã nuôi đủ lớn 1 con quái vật thực sự mang tên Kassadin trong tay Xpeke dù anh chàng này không có quá nhiều điểm hạ gục. Kassadin đem lại chút lợi thế đẩy đường giữa cho Fnatic khi phá huỷ nhà lính thành công. Phút 54, SK Gaming phá trụ khi chưa có lính để cố gắng phá huỷ cả 3 đường của Fnatic nhưng bất thành, 2 thành viên của họ nằm lại và Xpeke khi đó đã hồi sinh. Phút 55, sau khi phá huỷ 2 trụ nhà chính, Fnatic vướng vào nỗ lực phá huỷ nốt nhà chính nhưng giờ là lúc SK Gaming đã hồi sinh, Xpeke chỉ còn 1 lượng máu khá ít ỏi. Cũng cần nói thêm rằng Dịch chuyển ở thời điểm này hồi lại rất nhanh khi bị phá. Xpeke sử dụng dịch chuyển bất thành trước đó nên giờ anh có dịch chuyển. Đó là cơ hội cuối cùng của Fnatic bởi 2 thành viên sOAZ và nRated tốn tới hơn 1 phút để hồi sinh. Khoảnh khắc huyền thoại xuất hiện.
Xpeke quyết định dịch chuyển vào con mắt đã cắm ở gần nhà chính đối thủ trước đó. SK Gaming cử 2 thành viên là đường trên Kevin (Olaf) và đi rừng hyrqBot (Cho'Gath) về thủ trụ. Đó là quyết định sai lầm bởi vào năm 2013, Kassadin có khả năng sử dụng chiêu cuối rất dài, cử 2 thành viên là tay ngắn bắt vào Xpeke là quá chủ quan. Xpeke đánh đòn đánh cuối cùng vào nhà chính khi còn dưới 100 máu. Về sau, tất cả những pha phá nhà điên rồ kiểu này đều được coi như 1 pha Backdoor kiểu Xpeke. Fnatic đi tiếp còn ocelote bật khóc tức tưởi khi SK Gaming sau đó cũng bị loại.
Bài viết liên quan
Giải đấu khởi động LCK Kick-off 2024 đã diễn ra với nhiều trận đấu thú vị, trong đó không thể không kể đến những màn trình diễn đầy bất ngờ của Quỷ Vương Faker.
Sau khi đả bại GAM – nhà đương kim vô địch VCS với chiến thắng 2-0, TS còn tạm thời vươn lên vị trí top 1 BXH Vòng Bảng VCS 2024 Mùa Xuân.
“Việc gì cũng đến tay, ở đâu khó ở đó có SofM” và cái kết, SofM - một trong những cái tên có chuyên môn cao nhất làng LMHT Việt Nam đã chính thức trở lại trong vai trò tuyển thủ.
Sau khi BTC VCS thông báo tạm hoãn thi đấu Tuần 8, một cái tên đã bị cộng đồng mạng chỉ ra những điểm đáng ngờ, đó là MGN Blue Esports (MBE)
Việc Top God quyết định tạm nghỉ thi đấu ở LPL Mùa Xuân 2024 khiến nhiều fan tiếc nuối và cũng gây ra không ít tranh cãi.
Người chơi Đường Giữa của Team Liquid - APA không hề có thành tích thi đấu xuất sắc gì nhưng nổi bật vì "mỏ hỗn" khi liên tục trở thành tâm điểm gây chú ý.
Sau khi sổ tay chiến thuật bị lộ trong Esports World Cup LMHT 2024, cả đội tuyển Gen.G đã có những thay đổi cần thiết để kịp thời quay trở lại với LCK Mùa Hè 2024.
Đọc nhiều