Giai đoạn vòng bảng của CKTG 2022 đã chính thức khép lại giai đoạn lượt đi. Không khó để nhận ra đây là kỳ CKTG hấp dẫn nhất trong nhiều năm qua khi có không ít những cuộc so kè nảy lửa, hấp dẫn và chỉ được định đoạt sau một giao tranh quyết định.
Bên cạnh sự thống trị quen thuộc của hai khu vực lớn LPL Trung Quốc và LCK Hàn Quốc, LEC Châu Âu năm nay dù không được đặt kỳ vọng cao như các giải đấu trước nhưng đã chứng minh cho cả thế giới thấy họ khó lường và lì lợm tới mức nào.
Thất vọng hơn cả chính là khu vực chủ nhà Bắc Mỹ với thành tích tệ chưa từng có trong lịch sử. Không những thế, các đại diện chủ nhà còn trình diễn lối đánh bạc nhược, vô hồn và thiếu tinh thần chiến đấu khiến các khán giả nhà cảm thấy cực kỳ thất vọng.
Nếu không thể theo dõi trọn vẹn các diến biến của lượt đi vòng bảng CKTG 2022, hãy cùng GameTV điểm qua những dấu ấn đáng nhớ nhất sau 1/2 chặng đường đã qua của giai đoạn vòng bảng ngay sau đây.
LCK, LPL so kè quyết liệt cho ngôi vị kẻ mạnh nhất
Đều có 4 đại diện tham dự CKTG 2022, vì thế cả LCK và LPL đều đang chiến đấu hết mình cho hai khu vực vốn có "huyết hải thâm thù" từ rất lâu. Thành tích đối đầu của hai đội đang tỏ ra hết sức cân bằng, không đội nào chịu lép vế nhau khi cứ sau một ngày khu vực này thống trị, ngay ngày hôm sau khu vực kia sẽ đáp trả bằng thắng lợi tuyệt đối.
Ví dụ như ở ngày đầu tiên, ngay sau khi T1 đè bẹp EDward Gaming bằng màn trình diễn Akali siêu hạng của "chủ tịch" Faker, đương kim vô địch MSI RNG ngay lập tức lấy lại vị thế cho khu vực LPL bằng cách bóp nghẹt hạt giống số 1 LCK với những tình huống macro thông minh và giao tranh tổng chuẩn chỉ mang đậm phong cách Trung Quốc.
Còn ở ngày thi đấu thứ 2, JD Gaming bằng sự tỏa sáng của bộ 3: Kanavi - Yagao và Hope đã vượt qua DWG KIA trong cuộc so tài nghẹt thở, thì tới ngày hôm sau, DRX biến Draven "danh bất hư truyền" của JackeyLove trở thành một "phế phẩm" để giúp "Rồng xanh" đè bẹp Top Esports.
Hiện tại, cả 4 đại diện LCK đều đang ở những vị trí cạnh tranh thuận lợi cho những suất đi tiếp lọt vào vòng tứ kết. Trong khi đó, Top Esports là đội tuyển duy nhất của LPL đang ở trong vòng nguy hiểm. Thế nhưng, với RNG và JDG đều đang có thành tích toàn thắng với phong độ rất cao, cùng với đó là sự ổn định trở lại của EDG, LPL cũng không hề suy yếu đi quá nhiều.
LEC trỗi dậy mạnh mẽ
So với LPL và LCK, LEC luôn bị đánh giá ở dưới tầm hơn một chút. Điều này có lẽ là không sai bởi trong quá khứ, các đại diện "lục địa già" chỉ thường chơi hay khi không được đặt kỳ vọng cao như: Origen (2015), H2K (2016), Misfits (2017) hay G2 Esports (2018). Hoặc nếu được đặt niềm tin chỉ thường là một cái tên duy nhất gánh trách nhiệm cho cả khu vực như: Fnatic (2015, 2018) hay G2 Esports (2019).
Năm nay, LEC mang đến một đội hình với nhiều cá nhân đang ở trong độ chín, nhưng khi nhìn sang LPL mang tới đội hình hùng hậu nhất trong lịch sử, còn LCK thì sở hữu quá nhiều những tuyển thủ dạn dày kinh nghiệm, không nhiều người tin Châu Âu có thể "vĩ đại một lần nữa".
Nhưng rồi, các đại diện LEC đã mang tới những màn trình diễn đầy thăng hoa với lối đánh khoa học, bài bản và mang trở lại những lựa chọn tưởng như đã bị thất sủng từ lâu. Qua đó giúp châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử có tới 2 đại diện đứng đầu sau khi kết thúc giai đoạn lượt đi vòng bảng.
Ấn tượng hơn cả chắc chắn là Rogue - hạt giống số 1 của LEC với lối chơi mang đến sự chắc chắn và yên tâm hơn cả cho Châu Âu trong 2 kỳ CKTG trở lại đây. Không còn hình ảnh yếu bóng vía, sợ sệt và thường xuyên mắc sai lầm như tại CKTG 2020 và 2021, đương kim vô địch LEC thi đấu chắc chắn, tận dụng tối đa mọi lợi thế mình có được để từ từ lăn cầu tuyết và kết liễu đối thủ.
Với cảm hứng từ người đi rừng Malrang, sự ổn định của Larssen, Comp và chắc chắn của cựu binh Odoamne, Rogue đang là lá cờ đầu trong việc đưa Châu Âu trở lại vị thế vốn có trước đây.
Tiếp đến, cái tên khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên chính là Fnatic - hạt giống số 3 của LEC. Không được kỳ vọng như Rogue và G2 khi thường xuyên mắc sai lầm ở những thời điểm then chốt tại giải quốc nội, hơn thế nữa lại nằm ở "bảng tử thần" có cả T1, EDG và Cloud9. Tuy nhiên, FNC cho thấy họ cũng "ngáo ộp" chẳng kém cạnh với phong độ xuất sắc của bộ đôi carry hạng nặng Humanoid và Upset.
Đáng buồn hơn cả có lẽ là G2 Esports. Dù vẫn giữ được bản sắc với những lựa chọn táo bạo, độc đáo, tuy nhiên khi các cá nhân đang có phong độ thấp như thời điểm hiện tại, không có quá nhiều hy vọng để Binh đoàn Samurai châu Âu có thể đánh bại được JD Gaming hay DWG KIA đang có phong độ cao như hiện tại.
Có lẽ, điều mà những fan G2 chờ đợi sẽ là sự bùng nổ, đột biến như họ đã từng thể hiện trong ba kỳ CKTG gần nhất vào các năm 2018, 2019 và 2020, nơi họ có 2 lần lọt vào bán kết và một lần đi tới trận đấu cuối cùng.
Nỗi thất vọng ê chề của LCS
LCS luôn bị đánh giá thấp hơn so với LPL, LCK và LEC, nhưng chí ít ở CKTG 2021 hay MSI 2022, họ ít nhất cũng thể hiện được phần nào sự nỗ lực để ghi tên vào vòng loại trực tiếp. Tuy nhiên, nhìn cách C9, 100Thieves và Evil Geniuses thi đấu, khán giả LCS hẳn phải cảm thấy thất vọng toàn tập khi đội tuyển của họ toàn thua 0 - 3 với lối chơi bạc nhược, không có chút gì thể hiện sự nỗ lực, cố gắng.
Lần đầu bị "đứng dưới đáy xã hội" khi tham dự CKTG, có lẽ các khán giả LCS giờ chỉ mong các đại diện của họ sẽ thi đấu chấp nhận được để từ đó có những lời chia tay đẹp bởi vừa ở những bảng đấu có cả LPL, LCK, lại đang ở hiểm cảnh thì thật khó để LCS làm được điều gì lớn lao.
GAM Esports có cố gắng nhưng thế là chưa đủ
GAM Esports bước vào Chung Kết Thế Giới 2022 trong vị thế của đội tuyển hạt giống số 1 VCS. Thậm chí không ít các chuyên gia, BLV của nước ngoài còn tin rằng Levi và các đồng đội sẽ lại tạo ra những dấu ấn chiến thuật ấn tượng giống như cách đây 5 năm tại Trung Quốc.
GAM Esports vẫn chưa thể chiến thắng chính mình
Tuy nhiên, sự kỳ vọng đã liên tiếp bị nhận liên tục những thất bại "tâm phục khẩu phục" để rồi người hâm mộ đã được "đưa trở lại mặt đất" và nhận ra sự thua thiệt của VCS nói chung cũng như GAM nói riêng so với thế giới.
Có lẽ, cũng không khó để người hâm mộ và chuyên gia nhìn thấy những điểm yếu của GAM so với hai đối thủ cùng bảng trong các trận đấu này. Nhất là khi nhìn cách GAM bị các đối thủ đọc "như một quyển sách" trong từng pha di chuyển, từng tình huống set up cho những pha giao tranh.
Bài viết liên quan
Sau nhiều lần nhá hàng thì tổ chức Vikings Esports của SofM đã chính thức công bố chào mừng Killerqueen - cựu Đi Rừng của Team Whales.
HLV Archie đã thể hiện được vai trò và sức ảnh hưởng của mình ngày từ trận mở màn của GAM tại VCS 2024 Mùa Xuân trước "Bầy Cá Voi" đáng gờm.
Riot Games xác nhận MSI 2024 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc, đồng thời hé lộ những đổi mới về giải đấu LMHT lớn nhất của mùa giải 2024.
GEN là nhà vô địch của MSI 2024 sau chiến thắng 3-1 trước BLG trong trận Chung kết Tổng, đồng nghĩa với việc GEN sẽ chắc chắn có tấm vé đến với CKTG 2024 và khu vực LCK sẽ có thêm slot đi CKTG.
Như kế hoạch đã được Riot thông báo từ trước, một giải đấu LMHT khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) sẽ được ra mắt trong năm 2025 với tên gọi League of Legends Championship Pacific (LCP).
Thị trường chuyển nhượng LPL cũng có những giai đoạn vô cùng sôi động và nhiều đội tuyển LMHT lớn đã thay đổi nhân sự của mình trong 2024.
Trước những tranh cãi về drama lớn nhất lịch sử VCS những ngày qua, HLV Ren có một pha "tự hủy" vì hành động nông nổi của mình và đã tuyên bố rời Team Whales dù mới trở lại chưa lâu.
Đọc nhiều