cover-news

Bình luận: VAR cho eSports - Tại sao không nhỉ?

14/04/2020 00:19
Ngọc
Công nghệ đã được đưa vào các bộ môn thể thao truyền thống để gia tăng tính công bằng. Nhưng với eSports thì sao? Nếu VAR được áp dụng thì sẽ thế nào?

Công nghệ "xịn" ngày càng được cập nhật và phổ biến ở các bộ môn thể thao trên toàn thế giới. Điều đó cho thấy nỗ lực hiện đại hoàn toàn mọi thứ để tìm kiếm sự công bằng tuyệt đối. VAR là một thứ như vậy, một ứng dụng công nghệ cực kỳ thích hợp với Sports. Nhưng nếu một ngày VAR được áp dụng cho eSports thì sẽ như thế nào nhỉ?

VAR

VAR là gì? Mục đích sử dụng VAR như thế nào?

VAR (Video Assistant Referee) là công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng Video. Ban đầu, dễ dàng nhận thấy sự hỗ trợ này nhất và có lẽ là sớm nhất là ở bộ môn Tennis, với công nghệ mắt diều hâu. Vết bóng khi chạm đất được miêu tả chân thực đến mức là một hình elip chứ không phải hình tròn như trái tennis chúng ta cầm trên tay. Sự chính xác này giúp tennis chưa bao giờ là bộ môn mà các VĐV phải phàn nàn về tính công bằng của các trận đấu nhiều như bóng đá.

Andy Murray

Công nghệ diều hâu là 1 trong những ứng dụng công nghệ tạo ra sự công bằng trong thể thao

Nhưng khi bóng đá áp dụng VAR, mục đích của chúng một phần là bảo vệ các quyết định của trọng tài. Khi trọng tài đưa ra phán quyết chưa chính xác, qua tham khảo VAR, một quyết định giữ nguyên hoặc sửa đổi sẽ sớm được lựa chọn.

VAR

Hình ảnh thường thấy ở các trận đấu bóng đá ở châu Âu thời gian gần đây

Đây là chưa kể đến nhiều lúc ông Trọng tài chính còn phải mất thêm 2-3 phút chạy ra đường biên để nhìn thẳng vào cái màn hình ở ngoài sân để đưa ra quyết định cho chắc chắn. Một quyết định công bằng là thứ mà VAR hướng tới. Liệu eSports có tận dụng được điều này?

Những tình huống cần VAR trong eSports là gì?

eSports nhìn chung là một bộ môn khá công bằng. Những tình huống xử lý, mắc lỗi đường truyền hoặc đơn thuần là 1 ông tuyển thủ nào đó vô ý làm đổ nước thẳng vào bàn phím của mình cũng sẽ có thể nhờ đồng đội...tạm dừng trận đấu lại. Nhưng nhiều lúc, người ta nghĩ rằng việc dừng 1 trận đấu đang đi vào căng thẳng có thể sẽ khiến kết quả bị khác đi ngay sau đó. Vậy VAR nếu được áp dụng biết đâu sẽ giảm thiểu vấn đề này.

LOL

Ví dụ như thế này, ở trận chung kết LPL Mùa Hè 2018 giữa Invictus Gaming và Royal Never Give Up, ở ván 5, iG có 1 tỷ lợi thế để lần đầu tiên vô địch LPL (Cũng may mà họ vô địch thế giới sau đó). Sau gần 2 phút để các trọng tài và kỹ thuật viên xử lý lỗi ở máy của tuyển thủ bên phía RNG, đội tuyển này bất ngờ có màn lật kèo khó tin để đánh bại iG chung cuộc 3-2. Điều gì đã diễn ra với các chàng trai iG trong 2 phút đó nhỉ? Lúc này có VAR có phải sẽ tốt hơn không, dừng trận đấu ở thời điểm quá nhạy cảm (Phút 30 và RNG đã mất 2 cửa, cầm 80% thất bại).


iG thua khó tin ở những tình huống giao tranh sau khi RNG dừng trận đấu

Ở 1 số giải đấu lớn, công nghệ Chronobreak được đưa vào để các tuyển thủ có thể xử lý lại 1 tình huống nào đó mà họ tin rằng lỗi kỹ thuật đã khiến mình gặp lỗi. Nói dễ hiểu hơn, đúng theo ý nghĩa cực kỳ giá trị mà Chronobreak làm được là "Đột phá thời gian". Bạn chẳng cần chú mèo máy Doraemon để trở lại thời điểm quá khứ trong trò chơi. Điều này mang ý nghĩa to lớn với các sự kiện eSports toàn cầu bởi tính thiết thực của nó. Hãy tưởng tượng nếu 1 ngày đẹp trời, Mocha ZD Esports được làm lại ở SEA Games 30, biết đâu họ sẽ giành tấm HCV cao quý cho Việt Nam thì sao nhỉ? Có rất nhiều chi tiết tưởng như nhỏ nhặt nhưng khiến các tuyển thủ vô cùng ức chế về mặt tâm lý - thứ giết chết sự tự tin của họ và khiến đội đón nhận kết quả thất bại không đáng có. Giờ thì VAR nếu được áp dụng biết đâu sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro này thì sao?

Áp dụng VAR như thế nào cho thực tế? 

Trở về câu chuyện của iG vào năm ngoái, họ thi đấu trong nhà thi đấu Nam Kinh Olympic trẻ với sức chứa lên tới 20.000 khán giả. Sự kiện kinh điển này thậm chí được Trung Quốc tổ chức hoành tráng hơn cả các giải đấu quốc tế khác như CKTG hay MSI. Áp lực tâm lý từ các khán đài có thể khiến công nghệ ngăn âm thanh từ bên ngoài bị "dở chứng".

Astralis

Sự "dở chứng" của công nghệ là điều rất khó tránh khỏi

Câu hỏi được đặt ra rằng khi các tuyển thủ khiếu nại, bằng chứng mà họ đưa ra liệu chính xác hay "1 pha dừng trận đấu" có tính toán. iG tất nhiên cũng không phải buồn quá lâu bởi họ ngay sau đó trở thành đội tuyển từ Trung Quốc đầu tiên vô địch thế giới. Nhưng ở 1 màn thi đấu kiểu như vậy, sự ấm ức phần nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý một tuyển thủ, nhất là những người trẻ.

Nói quá nhiều về LMHT, chúng ta thử chuyển sang 1 tranh cãi có liên quan tới Mocha ZD eSports và SEA Games. Chuyện là MZ có chiến thắng 4-3 cực kỳ khó tin trước Team Flash đang là đương kim vô địch thế giới khi đó để giành lấy tấm vé dự SEA Games 30. Team Flash - cụ thể là một số tuyển thủ đã cho rằng họ đã bị ảnh hưởng khi máy của Elly - xạ thủ của Flash đã bị "đơ" nhưng các trọng tài đã không xử lý. Để tránh động chạm hay khơi lại 1 số chuyện chưa được sáng tỏ, tôi chỉ muốn đặt ra 1 câu hỏi rằng nếu VAR được sử dụng, Team Flash kể cả có thua có phải họ tâm phục khẩu phục hay không?

Elly
Team Flash bối rối khi trọng tài cho trận đấu tiếp tục khi máy của tuyển thủ Elly gặp vấn đề

Điều đó sẽ diễn ra như thế này. Elly phát hiện máy mình, đường truyền hay là 1 lý do nào đó khiến anh không thể điều khiển tướng như bình thường được. Anh dừng trận đấu và nói rằng ở tình huống đó máy mình gặp vấn đề và yêu cầu trọng tài kiểm tra. Kỹ thuật viên kiểm tra thì đúng lúc đó máy của XB trở lại bình thường, công nghệ VAR vào cuộc. Ở góc quay này, có thể thấy Elly đang rất bối rối vì không chơi được game. Ở góc này, Elly xử lý lỗi nên đội anh thua trận... Và một tỷ thứ, thậm chí soi từng động tác của Elly trong trò chơi xem có giống 1 người gặp vấn đề máy móc hay không. Vậy là màn cãi nhau xem đội nào xứng đáng đi SEA Games hơn sẽ không phải kéo dài cho tới tận bây giờ, kể cả khi MZ đã chia tay 4 tuyển thủ chủ lực của mình sau khi chỉ có tấm HCĐ SEA Games 30. Sức ép dư luận là cực lớn và người ta nghĩ rằng eSports chắc đơn thuần là 1 phép tính đơn giản, Việt Nam là số 1 thế giới về LQM nên chẳng có đối thủ nào xứng tầm ở Đông Nam Á, chiếc HCV là điều hiển nhiên.

Giờ các bạn thấy VAR có giá trị không nào?

VAR
Giờ có thêm 1 cái màn hình và để các trọng tài eSports tham khảo nhỉ

Trong phần tiếp theo, tôi sẽ đưa đến cho các bạn 1 số điểm chưa tốt mà VAR còn đó. Những thứ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự thành công của các giải đấu eSports hay không? Với console, PC và Mobile, nền tảng nào nên có VAR? Trò chơi nào nên có VAR? Và tất nhiên là liệu VAR có thực sự phù hợp với eSports hay không? Hãy để lại bình luận phía dưới để chúng ta trao đổi thêm về vấn đề này nhé.

Chúc các bạn độc giả của GameTV.vn một giáng sinh an lành ^^

Còn tiếp....

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Tài năng trẻ 2k7 LazyFeel vượt qua cả SofM để là người Việt đầu tiên đạt top 1 Thách Đấu Hàn

29/01/2024 10:53

Cựu HLV Tinikun "giải mã" sự ra đi của Slayder và GAM Shogun là điều khó có thể xảy ra?

15/11/2023 15:58

Riot hé lộ một chế độ chơi mới hứa hẹn hấp dẫn hơn cả Võ Đài trong năm 2024

19/12/2023 15:28

Team Whales chính thức công bố 2 ngoại binh Hàn, liệu thế trận VCS 2024 Mùa Hè có đảo chiều?

16/07/2024 11:01

SofM và Levi đều úp mở về ý định giải nghệ khiến fan VCS tiếc nuối

08/04/2024 10:00

Thực trạng thể thao ngày càng tiêu cực khi drama bán độ của VCS lên báo Công An Nhân Dân

23/03/2024 10:00

NÓNG: Riot Games đưa ra thông báo quan trọng về việc quyết định xử phạt các đội tuyển VCS

03/06/2024 16:33
Xem thêm