Có lẽ trong cuộc đời của mỗi game thủ, những cái tên như Plants vs. Zombies, Bejeweled hay Cá lớn nuốt cá bé, Zuma,… đều đã in sâu vào tâm trí. Đây là những trò chơi được PopCap tạo ra với sự đơn giản, sáng tạo, phù hợp với người chơi game ở mọi lứa tuổi khác nhau.
Đỉnh cao của công ty casual game này chính là khi họ ra mắt tựa game đình đám Plants vs. Zombies vào năm 2009, một quả bom thực sự gây chấn động cộng đồng game thủ khi ấy. Trong khi hầu hết các sản phẩm dưới bàn tay của PopCap sẽ chứa các câu đố, lấy cảm hứng từ Scrabble, Plants vs. Zombies lại là một game phòng thủ. Và sự thay đổi này cực kỳ hợp lý, vừa giúp hãng có được sự mới mẻ mà vẫn giữ được phong độ thành công xuyên suốt gần thập kỷ của mình.
PvZ là một phần ký ức không thể quên với rất nhiều anh em game thủ 8x - 9x
Thế nhưng, mọi thứ đã mãi mãi thay đổi vào năm 2011 khi ông lớn Electronic Arts (hay còn được biết đến với tên EA) quyết định thâu tóm PopCap bằng bản hợp đồng kỷ lục chưa từng có trị giá lên tới 1,3 tỷ USD. Mục đích của EA trong việc này là muốn củng cố sức mạnh, đối đầu với Zynga trong thị trường trò chơi cho mạng xã hội. Trong khi đó, PopCap trong năm 2010 đã kiếm được 100 triệu USD lợi nhuận, hãng chuyên cung cấp các game thuộc thể loại casual đơn giản cho Facebook, Rennen, Google hay Apple.
Màn "nuốt chửng" này khiến cái tên PopCap chỉ còn là hoài niệm
Cũng từ đây, PopCap chỉ còn là cái tên mãi rơi vào hoài niệm của những người yêu mến casual game, đặc biệt nhìn đứa con cưng Plants vs. Zombies bị hủy hoại không thương tiếc dưới bàn tay EA, những cha đẻ của trò chơi này không thể không xót xa.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới sự lụi tàn từng là một phần ký ức tuổi thơ của đông đảo thế hệ 8x -9x?
Câu chuyện bắt đầu từ Edmund McMille, nhà phát triển game độc lập được biết tới với tựa game Super Meat Boy và The Binding of Isaac – cả hai game đều rất thành công và được đại đa số game thủ đón nhận. Trong một buổi trả lời phỏng vấn kênh YouTube BaerTaffy, trong khi nhân tiện nói về vụ lùm xùm xoay quanh việc nhà phát triển EA khiến cộng đồng game thủ dậy sóng, McMille có kể câu chuyện về George Fan – người tạo ra Plants vs. Zombies và lý do tại sao ngày xưa Fan bị đuổi khỏi EA.
Sự ra đi của George Fan đã khiến PvZ hoàn toàn mất chất
Khi ấy, EA muốn biến PvZ 2 thành tựa game "pay to win", tức game thủ muốn vượt qua những map sau phải trả tiền để mở ra những loại hoa, vũ khí mới, trong khi Fan hoàn toàn phản đối ý tưởng này. Vì thế anh đã bị đuổi thẳng. Việc George Fan bị đuổi khỏi PopCap lúc đã bị EA mua lại chính là sự lụi tàn cho tượng đài Plants vs Zombies.
Kế đến, EA lợi dụng thương hiệu PvZ để tách nó ra thành nhiều tựa game khác (có liên quan). Mục đích là chia nhỏ ra để tận dụng tối đa cái sự nổi tiếng của PvZ nhằm thu lại lợi nhuận triệt để. Hành động này được so sánh như một sự vắt kiệt sức lực của một người đang khỏe mạnh nhằm phục vụ cho mục đích của mình.
Nhiều người cho rằng, EA làm vậy sẽ khiến càng nhiều người biết đến PvZ, cũng như đưa PvZ lên một tầm cao mới, thành một hệ sinh thái PvZ. Thế nhưng, cách làm này thực sự đã khiến hình ảnh PvZ xấu đi trong mắt mọi người, vì dù EA không quảng bá PvZ rầm rộ thì nó cũng vẫn sẽ ngày càng nổi tiếng. Những gì EA làm tưởng chừng như phần nào đó giúp đỡ cho PvZ, nhưng đó chỉ là chiến lược bào rút của họ.
PvZ 2 là lần cuối người ta được nhìn thấy chút chất cuối cùng của casual game
Không những chia nhỏ PvZ, EA còn sẵn sàng bán bản quyền thương hiệu PvZ cho bất kì hãng nào muốn sử dụng hình ảnh của PvZ trong game hay các sản phẩm của họ. Có thể việc làm về bản quyền hình ảnh là đúng, nhưng nếu để phân tích, thì bản quyền thương hiệu PvZ lẽ ra phải thuộc về cha đẻ của nó, chính là George Fan. EA đã rất khôn khéo khi nhanh tay loại George Fan ra khỏi công ty để tránh những rắc rối bản quyền, mục đích cuối cùng cũng là để thu nhiều lợi nhuận hơn.
Sau này, PvZ chỉ là một con bò bị vắt kiệt sức
Dĩ nhiên, những gì PvZ thu lại cho EA vẫn là con số tiền lợi nhuận khổng lồ từ việc nhượng quyền, bán vật phẩm trong game, thế nhưng định hướng phát triển về một dòng game đơn giản, dễ chơi và không đặt nặng yếu tố tiền bạc mà PopCap đặt ra từ ngày đầu làm game đã bị EA làm cho hoen ố.
Có lẽ, ngày nào PvZ vẫn còn thuộc EA, tương lai phát triển của nó là một thứ gì đó mông lung và chẳng biết khi nào mới có thể tìm lại vị thế vốn có như trước đây.
Bài viết liên quan
Một giải đấu đã có tiếng vang trong cộng đồng eSports, lần đầu tiên mở rộng độ phủ sóng của mình khi quyết định kết hợp cùng chương trình trải nghiệm công nghệ dành cho sinh viên các trường đại học trên toàn quốc: Campus Tour.
Thông báo mới đây của Blizzard Entertainment về số phận của Overwatch 2 đã khiến netizen xôn xao.
Trải qua những ngày thi đấu cực kì căng thẳng của vòng loại play-off, hai đại diện xuất sắc nhất Đấu Trường Máy Tính 2023 chính thức lộ diện. Dino Star The Meap và Vikings HBT Lazy đã sẵn sàng tâm thế bước đến trận chung kết cuối cùng vào ngày 02/04/2023.
Ghi nhận hàng ngàn phản hồi tích cực trong giai đoạn Alpha Test, CSO2: Sứ Mệnh Cuối Cùng chính thức ấn định lộ trình ra mắt vào 9h9’ ngày 03/09/2022 , sẵn sàng cho cuộc công phá toàn diện sắp tới.
Còn chần chừ gì mà không tham gia nhận quà cùng Kỷ Nguyên Bất Ổn chỉ với những bước đơn giản.
Tựa game nổi tiếng của "ông trùm" EA vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ khi ra mắt. Dự kiến game chuẩn bị lập kỷ lục về tựa game bóng đá bán chạy nhất mọi thời đại.
Có nhiều cách để một thương hiệu dành cho game thủ phát triển hệ sinh thái của mình. Có thương hiệu thì lựa chọn đi sâu vào trải nghiệm gaming thuần túy với việc phát triển hệ thống phần cứng bên trong máy, có thương hiệu thì lại mong muốn trang bị những công cụ để hoàn thiện những nhu cầu xoay quanh một game thủ, không chỉ là chơi game mà còn là trải nghiêm hình ảnh, âm thanh và cả giao tiếp nữa.
Đọc nhiều