cover-news

Top 5 thói quen kỳ lạ của các game thủ: Toàn những thói quen "quái đản" khó hiểu

25/02/2023 14:02
Duke
Có những thói quen khi chơi game người ngoài nhìn vào sẽ cảm thấy vô cùng kỳ quái, tuy nhiên chả hiểu bằng một cách thần kỳ nào anh em game thủ vẫn cứ thực hiện theo như một cái máy.

Có những thói quen khi chơi game người ngoài nhìn vào sẽ cảm thấy hết sức kỳ quặc, khó hiểu, thậm chí nghĩ ông này có tật gì hay chăng. Tuy nhiên không ít game thủ vẫn giữ những hành động phi logic suốt ngày này qua tháng khác và lặp lại mỗi lúc bước vào thời điểm quan trọng. Đó là những hành động nào thì mời anh em cùng GameTV khám phá ngay sau đây nhé. Chắc hẳn các bạn sẽ nhận ra hình ảnh của mình ngay sau đây thôi.

1. Đập bàn phím thật mạnh để tăng độ chính xác 

Đập bàn phím thật mạnh là thói quen của rất nhiều các game thủ Audition, đặc biệt là khi nhảy những bài có tiết tấu nhanh và đòi hỏi sự chính xác cao. Có những lần bạn ngồi ngoài quán net, đeo tai nghe để tận hưởng bài nhạc hot hay để nghe rõ tiếng bước chân của đối thủ khi chơi Đột Kích hoặc tiếng ping của đồng đội khi chơi DOTA. Nhưng rồi, "bụp, bụp, bụp", những âm thanh mạnh đến nỗi đủ sức khiến anh em giật mình và nhiều khi muốn cho đằng ấy một phát.

Các chủ phòng net dĩ nhiên cũng không lấy gì làm vui vẻ khi vào quán mà khách kêu chat Yahoo nhưng nút cách đã "hy sinh anh dũng". Không chỉ Auditon, các trò chơi khác cũng gặp trường hợp này. Vì một lý do nào đó mà tôi chưa thể giải thích được, game thủ thường có xu hướng đập bàn phím mỗi khi bị kẻ địch tấn công bất ngờ, hoặc như đồng nghiệp tôi thì đập chỉ để khoe nó đang xài Filco.

Chả biết có tăng nội tại thật hay không nhưng các chủ quán net cũng như chính ngay bản thân người viết cũng khó có thể vui nổi khi lắng nghe âm thanh này mỗi lần ra quán game tụ tập với bạn bè. Chi tiết tại cakhia

2. Hét vào màn hình thật lớn khi có highlight 

Không chỉ những anh em game thủ nghiệp dư mà ngay cả những tuyển thủ chuyên nghiệp cũng có thói quen này. Đặc biệt như trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại, nhà vô địch CKTG 2019 Kim "Doinb" Tae - sang là người thường xuyên bộc lộ cảm xúc mãnh liệt như vậy mỗi khi thắng trận.

Chẳng hạn như khi gặp kẻ địch có kỹ năng kém. Âm thanh phát ra thường là các từ như “non”, “gà” hoặc “game là dễ” với âm lượng tương đối nhẹ nhàng pha lẫn sự châm chọc và khiêu khích. Đến khi giai đoạn combat tổng bắt đầu, chuỗi âm thanh sẽ được thay thế bằng những tiếng kêu mà nhiều khi nghe xong chẳng hiểu được người ta đang sử dụng thử tiếng từ hành tinh nào. Chắc là thứ ngôn ngữ ấy giúp tỷ lệ chiến thắng cao hơn chăng.

Thế nhưng khi thất bại, tiếng hét vào màn hình sẽ chỉ là những câu từ mang đậm tính sinh học, sự chì chiết hay trách móc đồng đội thay vì nhận lỗi về bản thân. Dĩ nhiên đây là thói quen chẳng lấy gì làm tốt đẹp khi bạn trở thành cái gai trong mắt chủ quan, anh em game thủ hay thậm chí là cả bố mẹ nếu chẳng may bị gank bất ngờ. Xem highlight tại 90phut

3. Lắc người sang hai bên để tăng khả năng độ chính xác khi nhảy 

Đây là thói quen của các anh em chơi game FPS như: CS:GO, Half Life hay Đột Kích. Tương truyền rằng cứ mỗi khi điều khiển nhân vật nhảy lên cao, người chơi phải rướn người về phía màn hình và sau đó lắc sang hai bên để kích hoạt nội tại ẩn giúp nhân vật bay cao thêm một chút so với bình thường. 

Dù khoa học đã chứng minh là hai cái này chẳng liên quan gì với nhau, nhưng đây đã là một thói quen khó bỏ của cộng đồng game thủ mỗi khi bay nhảy trong thế giới game. Hiện tượng này nếu giải thích theo nghiên cứu khoa học thì chẳng qua do lúc chơi game nhập tâm quá, nên não bộ gửi tín hiệu đến các bó cơ, điều khiển cơ thể có phản xạ rướn người về trước mà thôi.

4. Đối thủ thắng là do hack game 

Một trong những căn bệnh trầm kha của các game thủ ở hầu hết các dòng game. Cứ khi nào thua và thấy đối phương có pha xử lý "ảo ma Canada", không cần nói nhiều chắc chắn là thằng này hack rồi, làm sao mà nó xử lý đẳng cấp như thế được. 

Đương nhiên rồi, những suy nghĩ tiêu cực thế này sẽ chỉ khiến các anh em mãi mãi đứng ở dưới đáy xã hội mà thôi. Vì không công nhận năng lực, trình độ của người khác thì làm sao mà vươn tầm khá lên cho nổi. Sự tai hại của thói quen này sẽ khiến các game thủ khó mở lòng hơn, luôn sẵn sàng tố cáo đối phương khi bị cho ăn hành bất kể đúng sai và đánh mất niềm tin vào nhân loại. 

5. Do đồng đội chơi kém chứ không phải do mình là "quả tạ" 

Một căn bệnh có triệu chứng tương đương với "đối thủ thắng do hack" chính là đổ lỗi cho đồng đội mỗi lần thất bại. Tất nhiên cách hành xử này chỉ khiến bạn dễ dàng bị ăn phiếu tố cáo hơn là giúp bản thân lên trình.

Với loại người đầu tiên, thói quen này được hình thành một cách có cơ sở và nhận định “game thua do đồng đội” là đúng, vì họ đã gánh đến cong xương sống, cóng xương sườn nhưng thua thì vẫn thua. Còn ở loại thứ hai, thói quen này được hình thành dựa trên cơ sở game thủ có xu hướng trốn tránh sự thật. Lại còn thích già mồm bao biện cho việc mình là quả tạ bằng câu tụi bây không biết hỗ trợ người mạnh nhất thì đúng là chịu rồi.

Riêng bản thân tôi, gặp loại này là tôi "chê chữ ê kéo dài" vì làm cho tinh thần của toàn đội đi xuống. Thắng thì nổ cho đã, còn thua thì bản thân vô tội. Thế thì tìm game nào chỉ có một người mà chơi.

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Khám phá cách lắp ráp tàu vũ trụ với Kerbal Space Program đang được miễn phí trên Epic Store

10/01/2023 08:38

CD Projekt Red hứa hẹn với game thủ sẽ "hồi sinh" Cyberpunk 2077

14/04/2021 18:18

Metro: Last Light Redux - game bắn súng sinh tồn hấp dẫn đang được giảm giá cực sốc trên Epic Games

04/01/2023 08:45

Top 10 game giáng sinh đáng chơi nhất năm 2022 (P2)

23/12/2022 09:38

Buổi phát sóng của Xbox tại Tokyo Game Show 2022: Tin tức và Cập nhật của 22 tựa game đến từ những nhà phát triển lớn tại Nhật Bản, DEATHLOOP sẽ có mặt trên Xbox vào tuần sau và nhiều hơn thế nữa

17/09/2022 15:51

Top 5 game đa nền tảng hay nhất chơi cùng bạn bè

17/02/2023 08:42

Ubisoft thay đổi chiến lược, tập trung làm game miễn phí

12/05/2021 12:00
Xem thêm
https://cdn-data.gtvplus.vn/banners/Gif/default_banner1224x150_1648108126.gif