cover-news

Lịch sử các dân tộc trong Đế Chế - Dân tộc Ai Cập (Phần 2)

18/07/2018 20:20
Zin

Theo dõi phần trước tại đâyhttp://www.gametv.vn/news/lich-su-cac-dan-toc-trong-de-che-dan-toc-ai-cap-phan-1/

Chính quyền:

Người Ai Cập cổ đại cho rằng những vị vua của họ là hậu duệ của thần Mặt trời Ra. Dân chúng tin rằng họ có thể giao tiếp với các vị thần thông qua nhà vua của họ, người được gọi là một pharaon. Pharaon đương nhiên sẽ có quyền lực tuyệt đối nhưng cũng được yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng. Pharaon có trách nhiệm phải giám sát quá trình thu hoạch và tưới tiêu hàng năm. Là người đứng đầu cả một chính quyền, pharaon phải chỉ huy cả về mặt thương mại và đưa ra các chính sách đối ngoại. Pharaon thi hành luật pháp và lãnh đạo quân đội. Trong thời kì Tân Vương Quốc, các pharaon thường chính là chỉ huy quân đội trong doanh trại. Chức quan có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho pharaon là Tể tướng, gồm hai vị, một vị quản lí Thượng Ai Cập có thủ đô là Memphis và một vị khác quản lí Hạ Ai Cập, thủ đô là Thebes. Dưới tể tướng là các thống đốc và thị trưởng của các quận, huyện trên cả nước. Những vị quan này sẽ thực thi mệnh lệnh của pharaon ban xuống và thu thuế của dân. Ngoài ra còn có thư lại chuyên ghi chép, lưu giữ văn bản. Người Ai Cập không có đơn vị tiền tệ cho đến tận khi Alexander Đại đế chinh phục Ai Cập. Tất cả người dân đều phải đóng thuế bằng cách giao lại một phần sản lượng họ thu hoạch được, cho dù đó là cá, ngũ cốc hay là hàng hóa thương mại, đồ gốm,...Ngoài ra, mỗi hộ gia đình phải cung cấp nhân công trong vài tuần mỗi năm để đi khai thác hoặc xây dựng các công trình công cộng. Những nhân công này xây dựng các kim tự tháp để hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.

Tượng đá vôi pharaon Hatshepsut - Nữ vương nhiếp chính lâu nhất của Ai Cập

Kiến trúc:

Ba kim tự tháp lớn nhất (Khufu, Khafre và Menkaure) được xây dựng vào thế kỷ 26 TCN tạo thành khu phức hợp kim tự tháp Giza, là một trong những điểm tham quan mang tính biểu tượng nhất trên thế giới. Được xây dựng từ hàng triệu khối đá vôi cắt gọt hoàn hảo xếp chồng lên nhau trên nền đá, cấu trúc dạng tháp tam giác được tạo ra để xây dựng thành lăng mộ thiêng liêng cho các pharaon. Tên gọi “kim tự tháp” đến từ tiếng Hy Lạp cổ đại “pyramis”. Các kim tự tháp nhỏ hơn trong khu phức hợp Hoàng gia là lăng mộ của các vị Hoàng hậu.

Quần thể Kim tự tháp Giza

Lối kiến trúc xuất hiện sớm nhất tại Ai Cập này được tạo ra từ những viên gạch bùn đơn giản - đất sét và cát pha trộn với các thành phần khác như rơm rạ và được phơi khô dưới nắng. Trên thực tế, những ngôi mộ đầu tiên được xây dựng trong thời kì Cổ Vương Quốc được chồng rất ít tần và xây theo kiểu bậc thang. Các tầng gạch được gọi là mastaba trong tiếng Ả Rập. Kim tự tháp đầu tiên (năm 2667-2648 TCN) là Kim tự tháp Djoser, được làm bằng sáu tầng mastaba xếp chồng lên nhau.

Kim tự tháp bậc thang Djoser

Người Ai Cập đã sử dụng hệ thống cột thẳng đứng chịu lực và li tô để tạo ra những kết cấu tòa nhà cực kì phức tạp, như Đền Karnak với những cột trụ cứng cáp và để nâng các phiến đá lớn bên trên.

Những cột trụ nổi tiếng Great Hypostyle Hall tại đền Luxor

 

Quân đội:

Người Ai Cập nằm trong số những nền văn hóa đầu tiên sở hữu dân số và sự giàu có cần thiết đủ để xây dựng quân đội. Trước khi cuộc xâm lược Hyksos vào khoảng năm 1675 TCN diễn ra, binh lính Ai Cập được trang bị cung tiễn đơn giản, chùy và giáo. Hyksos sau đó đã khai phá thêm ngựa và chiến xa, những phương tiện này đều được người Ai Cập nhanh chóng áp dụng lần lượt vào trong chiến đấu. Từ năm 1600 đến 1200 TCN là thời kì thống trị của Cận Đông trong Tân Vương Quốc, thời kì này có những đội quân lớn và mạnh mẽ nhất được đưa vào những trận chiến. Những cỗ xe chở một người lái và một cung thủ. Đội cung thủ chính là lực lượng nòng cốt và ưu tú nhất của quân đội.

Cảnh một trận chiến được khắc trên bức tường của ngôi đền Medinet Habu, Luxor, Ai Cập

Suy tàn và sụp đổ:

Ai Cập sống sót sau thảm họa năm 1200 TCN bằng nỗ lực quả cảm chiến đấu trước những cuộc xâm lăng lớn. Đất nước rơi vào suy thoái, chưa kịp ổn định thì Ramesses III, vị pharaon cuối cùng trong các pharaon chiến binh vĩ đại, đã băng hà. Ai Cập đi xuống cũng là bởi một phần do thương mại đến thời kì dần trì trệ. Một loạt các vị vua yếu kém lên cai trị và các cuộc nội chiến liên tiếp nhằm tranh giành ngai vàng cũng làm xói mòn đi sức mạnh của người Ai Cập. Vào năm 728 TCN, người Nubia đô hộ Ai Cập, cai trị trong 60 năm. Năm 665 TCN, người Assyria tiếp tục hoàn thành một cuộc chinh phạt và giành được Ai Cập bằng cách chiếm lấy thành Thebes. Năm 664 TCN, một triều đại Ai Cập dòng dõi mới xuất hiện, đẩy lùi tất cả người Nubia ra khỏi lãnh thổ và cống nạp cho Assyria hàng năm để giữ lấy chủ quyền. Vào năm 525 TCN, Ai Cập lại một lần nữa bị đô hộ, lần này là dưới triều đại của Quốc vương Ba Tư Cambyses II. Khi người Ba Tư yếu thế trong cuộc chiến tranh với người Hy Lạp, khoảng một thời gian ngắn, người Ai Cập đã lấy lại sự độc lập, trước khi sụp đổ một lần nữa bởi sự xâm lược của Ba Tư vào năm 332 TCN. Tuy nhiên, trong vòng một năm, người Ba Tư dần biến mất và bị đe dọa bởi cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế, vị vua được người Ai Cập chấp nhận trở thành pharaon của họ. Người Macedonia cai quản Ai Cập như là các lãnh chúa từ thời đại Alexander Đại đế cho đến năm 30 TCN, khi Cleopatra VII, người cai trị của triều đại Ptolemaic. Cuối cùng bởi sự thất bại của Mark Antony trước Roman Octavian (sau này là Hoàng Đế Augustus Caesar), Ai Cập sau đó trở thành một phần của Đế chế La mã.

Medinet Habu – Lăng xác ướp của Ramesses III

Di sản:
Người Ai Cập cổ đại được biết đến rộng rãi bởi số lượng và giá trị của các vật thể văn hóa còn tồn tại cho đến nay, bao gồm Kim tự tháp, tượng Nhân sư, kho báu trong lăng mộ Tutankhamen, các di tích và đền thờ trên Thung lũng sông Nile, chữ tượng hình, xác ướp và giấy cói. Dân tộc Ai Cập cũng được ghi dấu ở phương Tây vì vai trò nổi bật của họ trong lịch sử của Israel cổ đại, như đã được thuật lại trong Cựu Ước.

Mặt nạ bằng vàng của pharaon Tutankhamun

Đặc điểm của quân Ai Cập trong AoE:

Quân đội Ai Cập trải qua nhiều thời kỳ khác nhau với nhiều cuộc chiến với Assyrian, Ba Tư và Macedonia.

Trong AOE, với việc phát minh ra chiến xa, các nhà sản xuất đã cho AI Cập một lực lượng chiến xa mạnh nhất với 133% máu . Cung R nhiều máu nhất, ngựa sọc mạnh nhất trong các quân trong Đế Chế.

Ai Cập sở hữu một số lượng lớn các mỏ vàng và việc tìm thấy rất nhiều vàng trong các kim tự tháp nên Ai Cập có khả năng kiếm vàng nhanh 30%. Nông dân đào vàng nhanh mặc dù quân chuyên gỗ.

Phù thủy thêm 3 tầm xa, các quân như Greek, Persian, Carthaginian, Yamato hay bất kỳ quân nào đánh chém hoặc lạc đà đều tỏ ra e dè.

Có lửa, có bắn chặn đời 4.

Tuy nhiên điểm yếu là địa thế nhà Egypt thường có ít gỗ hoặc ở xa nên mất thời gian nông dân khai thác. Vì vậy bị chậm chễ trong vệc xây BS đầu. Chú ý tập trung dân ăn gỗ thời điểm ban đầu.

Không có cẩu đá to.

Không có xe bắn tên Balista.

G_luuly

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Khởi tranh AoE Ranking mùa giải thứ 14: Kết nối đam mê xóa nhòa khoảng cách

29/04/2024 15:36

Lịch thi đấu vòng loại 1, ngày 26.08, giải đấu AoE Cơm Canh Cà mùa 5

26/08/2023 13:47

Chính thức ra mắt G-Shield 2.0: Công nghệ chống hack độc quyền của GPlay

20/09/2024 14:19

TẢI APP GPLAY MOBILE - NHẬN NGAY VIP GAME CỰC ĐÃ

27/02/2024 15:55

Giải đấu thường niên dành cho cộng đồng AoE - The Community Semi-Pro League chính thức trở lại với mùa giải thứ 5

01/03/2024 15:12

Mở đăng ký AoE The Community Semi-Pro League 7 - Giữ lửa cộng đồng và tìm kiếm tài năng mới

28/05/2024 10:22

Hồng Anh bị đẩy xuống top 1.5 tại giải Miền Bắc: Lợi hay thiệt?

04/07/2023 00:07
Xem thêm