Kể từ sau TI10, đã có không ít người tỏ ra bất bình với chức vô địch của Team Spirit. Họ nói rằng Spirit đã may mắn, họ chê Spirit là nhà vô địch TI hên nhất lịch sử, họ đổ lỗi cho Xiao8 vì đã không ban Magnus ở game cuối,... Rất rất nhiều lý do được đưa ra để các anti fan phủ nhận chiến tích của Collapse cùng đồng bọn. Và tất nhiên, chả có gì ngọt ngào hơn với các anti-fan khi được chứng kiến đội tuyển mình ghét gục ngã, nhất là khi đó lại là một thất bại ở một giải đấu quy mô lớn như Major.
Team Spirit bước vào ngày thi đấu thứ 2 ở ESL One Stockholm với tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Thất bại trước Tundra ở ngày 1 đã khiến họ bị đẩy xuống nhánh thua, và giờ đây, mỗi trận đấu đối với họ đều chả khác nào một trận chung kết. Tiếp đón đối thủ đầu tiên ở loạt trận nhánh thua là Beastcoast, tưởng chừng như Spirit có thể dễ dàng vượt qua thử thách khi đối phương chỉ là một đội tuyển đang không có phong độ quá cao. Nhưng ở đời thì đâu ai biết được chữ "ngờ". Như cái cách họ gây sốc với cả thế giới khi đánh bại LGD để bước lên đỉnh vinh quang tại TI10, Spirit lại một lần nữa khiến các khán giả Dota 2 ngạc nhiên, nhưng lần này là với màn trình diễn khá bạc nhược trước đại diện của Dota Nam Mỹ.
Bước vào game đấu thứ nhất, Spirit đã lựa chọn một đội hình khá tham lam khi để cho Collapse cầm Slardar và nhường lại Sand King cho TorontoTokyo. Ngoài ra, việc lựa chọn tới 3 Core Melee Hero khiến họ gặp khó khăn trong việc đối đầu với một lineup có khả năng kite khá tốt của Beascoast. Chính vì vậy, suốt cả game đấu, người ta chỉ thấy Spirit tỏ ra bối rối trong những tình huống Combat. Ngay cả khi có tới 2 Initiator và 2 Blink Dagger, họ gần như chả thể bắt lẻ cũng như giành chiến thắng trong bất kỳ Combat nào. Thậm chí, đôi lúc, còn có nhiều pha họ còn tự dẫm chân nhau và tự ôm nhau lên bảng đếm số. Spirit vừa đánh mất chính mình, vừa đánh mất cả thế trận trong nháy mắt và qua đó, nhận thất bại chỉ sau 37 phút thi đấu.
Game 2 thậm chí còn thảm họa hơn dành cho Team Spirit khi những lựa chọn của họ thậm chí còn tham lam và mạo hiểm hơn cả game 1. Visage pos 5 đi cùng với PL Carry gần như hoàn toàn vô hại ở lane, còn MK pos 4 đá cặp với Mars Offlane nghe thì có vẻ mạnh, nhưng lại không thật sự hiệu quả khi khả năng control lane của Bane - Troll là quá tốt. Họ chỉ có thể trông chờ vào sự khác biệt đến từ những tình huống rotate của Pangolier trong tay TorontoTokyo. Nhưng khi mà Pangolier còn chưa kịp Online, thì Snapfire của Chris Luck đã năm lần bảy lượt đi reo rắc nỗi ác mộng với những pha Mortimer Kisses cực kỳ đau điếng. Việc để thua khá nặng ở Early Game khiến game đấu dần trôi khỏi tầm kiểm soát của Team Spirit.
Càng chơi, họ càng tỏ ra lép vế so với đối thủ về mọi mặt, và mọi nỗ lực phản kháng của Spirit chỉ giúp họ có thể trụ vững đến phút 33 trước khi chấp nhận gõ GG, qua đó trở thành cái tên thứ 2 giành vé ra sân bay Stockholm để họp mặt cùng Evil Geniuses.
>>> Quật ngã OG đầy thuyết phục, TSM chứng minh NA Dota vẫn còn "sống vui, sống khỏe"
Bài viết liên quan
Sự kiện showmatch tại Đức mới đây chỉ mang tính chất giải trí nhưng lại có một bộ phận fan quá khích lao vào chê trách T1. Đặc biệt hơn, Faker còn bị réo tên la ó ngay trực tiếp tại sân khấu.
Đội hình chính thức của DK trong mùa giải 2024 có rất nhiều thay đổi với sự ra đi của những ngôi sao như Canna, Canyon, Deft.
Trong buổi stream gần đây, thay vì lựa chọn Ahri trước đó, Quỷ Vương bất ngờ "lật mặt" và lựa chọn Orianna làm trang phục vô địch CKTG 2023 khiến các fan hụt hẫng.
Sau 2 tuần thi đấu không có nổi một chiến thắng và đứng vị trí bét bảng, KT bắt đầu lội ngược dòng trong tuần thi đấu thứ 3 và có màn thắng ngược T1 đầy ngoạn mục.
Như kế hoạch đã được Riot thông báo từ trước, một giải đấu LMHT khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) sẽ được ra mắt trong năm 2025 với tên gọi League of Legends Championship Pacific (LCP).
Mở App Mobile GPlay nhận ngay cơ hội trúng iPhone 15 Pro Max trị giá 30.000.000 VND.
Thực tập sinh trẻ tuổi của DRX – LazyFeel đã khiến cộng đồng LMHT Việt Nam "ngạo nghễ" khi cán mốc top 1 Thách Đấu Hàn với 65% tỉ lệ thắng.
Đọc nhiều