cover-news

Nguyên nhân nào khiến T1 gục ngã đầy tiếc nuối trước RNG tại chung kết MSI 2022?

30/05/2022 09:58
Hoàng Anh Đức
Trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà ĐKVĐ LCK trước nhà ĐKVĐ LPL, nguyên nhân rất lớn đến từ lối cấm chọn khó hiểu của ban huấn luyện T1, đặc biệt là trong ván đấu quyết định.

Trận chung kết MSI 2022 kết thúc phần nào thỏa mãn được các khán giả LMHT trên khắp thế giới, khi mang đến một cặp trận chung kết có đủ cả 5 ván đấu với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Sau cùng, đại diện LPL Royal Never Give Up đã chứng minh cho tất cả thấy rằng họ mới là vua của Mid - Season Invitational khi xuất sắc đánh bại T1 3 - 2, qua đó có lần thứ 3 bước lên ngôi vô địch giải đấu.

RNG đã có lần thứ 3 lên ngôi vô địch MSI - nhiều nhất lịch sử giải đấu

Sau trận chung kết, bên cạnh những lời tán dương dành cho Binh đoàn Hoàng gia, cũng không ít người mổ xẻ, đi tìm nguyên nhân thất bại của T1, nhất là khi họ được thi đấu trên sân nhà, bước vào giải đấu với chuỗi 20 trận toàn thắng tại LCK Mùa Xuân 2022

Vậy đâu là nguyên nhân khiến Faker và các đồng đội gục ngã đầy đau đớn trước ngưỡng cửa thiên đường?

Ban huấn luyện T1 cố chấp trong cấm chọn 

Thất bại của T1 có phần lỗi rất lớn đến từ ban huấn luyện của họ, nhất là những gì xảy ra trong ván đấu thứ 5. T1 đã lựa chọn đội hình quá nhiều tham vọng, vừa muốn thắng đường, lại mong có lợi thế sớm từ những tình huống cấu rỉa máu trước thềm giao tranh khi lựa chọn con bài Jayce. Thế nhưng, trước đội hình có khả năng giao tranh tổng cực mạnh của RNG với Gwen, Lee Sin, Lissandra, Tristana và Rakan, đội hình của T1 "bay màu" cực nhanh trong giao tranh.

T1 đã có màn cấm chọn "đi vào lòng đất" tại ván 5

Trên thực tế, đó cũng phải là lần đầu T1 lựa chọn đội hình tham vọng như vậy trong trận chung kết này. Ở ván đấu thứ 1, T1 cũng chủ động đội hình có khả năng đẩy đường mạnh từ những cấp độ đầu tiên để nhanh chóng tạo thế lăn cầu tuyết, từ đó dễ dàng kiểm soát mục tiêu bằng thế trận bóp nghet. Thế nhưng, khi cách biệt về lượng tiền tạo ra không đủ lớn, nhà ĐKVĐ LCK dễ dàng bị đối thủ lăn cầu tuyết ngược trở lại và không thể chống đỡ.

Ngay từ ván 1, đội hình quá tham vọng của họ đã phải trả giá đắt

Oner hoàn toàn "mất màu" trước Wei 

Tại MSI năm nay, Wei đã cho thấy sự trưởng thành vượt bậc cả về tư duy chiến thuật, kỹ năng xử lý giao tranh lẫn tâm lý trong những tình huống trừng phạt 50/50. Không những thế, tuyển thủ từng bị phạt vì mang nhầm Thiêu Đốt thay vì Trừng Phạt ngày nào giờ còn có thể trở thành một carry hạng nặng trong đội hình của RNG nhờ chính lợi thế mình mang lại trong giai đoạn đầu trận.

Wei thực sự trưởng thành vượt bậc tại MSI 2022, bằng chứng là danh hiệu FMVP 

So với sự nổi bật của người đồng nghiệp phía bên kia chiến tuyến, Oner rõ ràng là kém nổi trội hơn hẳn khi anh luôn chậm chân so với đối thủ ở những tình huống đi gank, không những thế, khả năng tạo đột biến trong giao tranh của FMVP LCK Mùa Xuân 2022 cũng là hạn chế trông thấy, bất chấp sử dụng những chất tướng có chiêu cuối đột biến như Nocturne và Ngộ Không. 

Oner không thể có màn thể hiện tốt nhất tại MSI 2022

Bằng chứng rõ ràng nhất cho sự chênh lệch của Wei trước Oner là danh hiệu MVP của trận chung kết đã thuộc về người đi rừng của RNG không thể xứng đáng hơn, bởi khác biệt anh tạo ra trong trận đấu thực sự rõ ràng.

RNG hoàn toàn "ao chình" macro T1 

T1 không chỉ được biết đến tại LCK nhờ khả năng giao tranh tổng xuất sắc, mà khả năng macro trao đổi mục tiêu, dẫn dắt thế trận theo ý của mình cũng ở đẳng cấp bậc thầy. Tuy nhiên, ở trận chung kết trước RNG, Faker và đồng đội lại hoàn toàn dưới tầm.

Ván 5 của trận chung kết MSI 2022 là một trong những ván đấu đỉnh cao về macro

Rõ ràng nhất chính là trong ván đấu quyết định, tất cả các mục tiêu lớn bao gồm cả 4 bùa lợi Rồng, 2 bùa lợi Sứ Giả Khe Nứt và cả bùa lợi Baron đều nằm trong túi của nhà vô địch LPL. Không những thế, cứ mỗi tình huống, T1 cố gắng dồn đội hình ra một cánh để tạo thế bắt lẻ một ai đó bên phía RNG, Xiaohu và các đồng đội luôn tạo được thế lính đẩy ở hai đường còn lại, qua đó giúp RNG duy trì được nhịp độ thế trận.

Xiaohu trên tầm Faker

Kể từ năm 2020 trở lại đây, khi không còn khả năng gánh đội thượng thừa của Uzi trong đội hình, Xiaohu đang khỏa lấp vai trò này cực tốt. Thậm chí, trong hai năm trở lại đây, dù chơi ở đường trên hay đường giữa, anh luôn thể hiện rất rõ vai trò đầu tàu trong đội hình của RNG. Thậm chí, ngay cả khi không phải là vị trí được dồn nhiều tài nguyên, tự anh cũng tạo ra lợi thế cho hai đường cánh nhờ khả năng di chuyển linh hoạt của mình.

Xiaohu đã có giải đấu quốc tế hay nhất sự nghiệp

Tại MSI 2022, anh chứ không phải Faker mới là người chơi đường giữa xuất sắc nhất giải. Bằng chứng là ở hầu hết các chỉ số thống kê với một người chơi đường giữa, tuyển thủ sinh năm 1998 đứng đầu ở hầu hết các con số như: KDA, số mạng hạ gục trung bình, số mạng hỗ trợ trung bình, kinh nghiệm chênh lệch ở phút thứ 15, tham gia chiến công đầu và số pha solokill.

Minh chứng là trong trận chung kết, Xiaohu có rất nhiều tình huống sẵn sàng bỏ lính ở đường, di chuyển sang hỗ trợ cho Bin ở đường trên để lấy lợi thế. Không những thế, trong những tình huống giao tranh tổng, anh chính là người tạo ra sự khác biệt với những tình huống dồn hiệu ứng khống chế chuẩn xác vào chủ lực đối phương.

Về phía Faker, anh cũng có giải đấu không hề tệ khi có nhiều ván đấu chính sự đột biến của anh là yếu tố mang lại chiến thắng cho đội. Ngay cả trong trận chung kết MSI, chẳng ai có thể quên pha xử lý Lissandra làm choáng 5 người giúp T1 lật kèo ngoạn mục ở ván 2, hay sự biến ảo của Leblanc trong tay anh mang lại giúp T1 thắng ván 4. Thế nhưng, ngay khi đội cần mình lên tiếng nhất, Faker lại không thể tỏa sáng và hoàn toàn bị chậm chân so với Xiaohu.

Ngay cả điểm mạnh nhất là khả năng tạo đột biến trong giao tranh, tuyển thủ vĩ đại nhất lịch sử LMHT cũng thua kém trong thấy so với người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến trong ván đấu thứ 5.

Nội tại của Pelu đã thực sự trở lại 

Nổi tiếng với biệt hiệu đoán đâu ngược đấy, tuy nhiên từ đầu Mùa Xuân 2022 tới nay, BLV Hoàng Luân lại hầu như không đoán sai ở những thời điểm quan trọng. Ví dụ như việc T1 sẽ lên ngôi vô địch LCK Mùa Xuân 2022 hay RNG sẽ xưng vương tại LPL Mùa Xuân 2022. Thế nhưng, đó là khi "pháp sư" chưa có đầy đủ "mana" để tung kỹ năng thượng thừa của mình.

Vào trận chung kết hôm qua, khi mana đã được hồi lại đầy đủ, pháp sư đã đưa các bet thủ hoàn toàn xa bờ với những dự đoán của mình. Đầu tiên, khi chứng kiến RNG đả bại T1 trong ván 1, anh đã tuyên bố các fan T1 hết sức bình tĩnh vì kiểu gì nhà ĐKVĐ LCK cũng nâng cúp. Rồi trước khi vào bình luận ván 5, Pelu không ngần ngại tuyên bố nhà vua LCK sẽ giữ cúp ở lại Busan. 

Pelu khi full mana thì đơn giản là không thể ngăn cản

Nhưng kết quả thì ai cũng biết, RNG bằng khả năng cấm chọn vượt trội cùng cách triển khai chiến thuật vô cùng ấn tượng đã bước lên ngôi vô địch không thể ấn tượng hơn, qua đó bước vào ngôi đền huyền thoại.

Pháp sư ra kèo và cái kết

Có vẻ như, pháp sư đã lừa anh em hẳn một Mùa Xuân để anh em tin tưởng, rồi khi mọi người tin nhất thì Pelu lại đưa anh em ra đảo không biết bao giờ mới tới ngày về. Đúng là phàm những lúc quan trọng, cứ Pelu nói gì thì làm ngược lại chắc chắn sẽ thành công.

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Vừa mới chia tay TheShy, WBG rơi vào cảnh thảm khi liên tục bị mất fan

18/12/2023 16:56

VƯƠNG TRIỀU T1 MỘT LẦN NỮA ĐĂNG QUANG VÔ DỊCH TẠI CKTG 2024

28/10/2024 01:06

Ngạo nghễ VCS: Riot Games bất ngờ làm video phân tích về lối chơi băng trụ của GAM Levi

01/02/2024 15:46

Tất tần tật về Đấu Trường Chân Lý mùa 11: Họa Thế Chi Linh

06/03/2024 09:05

Rekkles chính thức gia nhập T1 Academy và thi đấu ở vị trí Hỗ Trợ

12/12/2023 15:33

VCS 2024 Mùa Xuân chính thức khởi tranh vào 20/1 và áp dụng thể thức solo 1v1 để chọn đội

17/01/2024 17:45

Xạ Thủ Noway úp mở việc đội tuyển Rainbow Warriors 'đố bạn'

21/03/2024 11:18
Xem thêm