cover-news

Lịch sử các kỳ Chung Kết Thế Giới (P10): CKTG 2020: Kỳ CKTG đặc biệt nhất lịch sử, câu chuyện cổ tích không có cái kết đẹp

20/09/2022 09:30
Hoàng Anh Đức
CKTG 2020 là một trong những giải đấu đặc biệt nhất trong lịch sử với sân khấu đặc biệt nhất từ trước tới nay. Cũng tại giải đấu này, "thần rừng" SofM đã có lần đầu tham dự và để lại ấn tượng không thể nào quên.

2020 là năm đầu tiên thế giới bước sang thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21. Tuy nhiên, đây lại là năm vô cùng đáng quên khi đại dịch Covid - 19 hoành hành trên toàn thế giới kéo theo rất nhiều hoạt động bị ngưng trệ. Trong đó có không ít những giải đấu thể thao lớn mang tầm cỡ khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh đó, CKTG 2020 đã may mắn được tổ chức sau khi Mid - Season Invitational cùng năm bị hủy bỏ trước đó, tuy nhiên cơ chế tổ chức lại diễn ra vô cùng đặc biệt. Vốn được dự kiến là kỳ CKTG hoành tráng nhất trong lịch sử để kỷ niệm 10 năm giải đấu LMHT lớn nhất hành tinh được tổ chức, nhưng rồi giải đấu dù diễn ra theo cách chưa từng có khi thi đấu "bong bóng khép kín". 

Đây cũng là giải đấu mà cục diện phương Tây thất thế phương Đông lại một lần nữa quay trở lại sau khi mọi thứ diễn ra tương đối cân bằng trong năm 2019. 

LCS bị “già hóa” nghiêm trọng, LEC có nguy cơ đi theo 

Khu vực Bắc Mĩ có thành tích cực kì tệ tại kì CKTG 2020 khi tất cả các đại diện của họ đều không vượt qua được vòng bảng. Thậm chí nhà đương kim vô địch mùa hè của TSM của họ với sự góp mặt của "Faker phương Tây" Bjergsen, xạ thủ huyền thoại "2lift" cùng cả thanh niên "kiếm gãy" chuyên chơi top carry BrokenBlade đã tạo nên một lịch sử vô tiền khoáng hậu mà kể các đội VCS đến CKTG cũng chưa bao giờ làm được. Đó là kết thúc vòng bảng với hiệu số 0-6. Còn đáng trách hơn khi họ là hạt giống số 1 của Bắc Mĩ ở trong cùng bảng đấu của nhưng seed 2,3,4 như Gen.G, FNC hay LGD. 

Hai đội tuyển còn lại là FlyQuest và Team Liquid cũng chẳng khá khẩm nhưng dù sao họ cũng có thể ngẩng cao đầu mà lên máy bay về nước khi giành được vị trí thứ 3 sau khi vòng bảng kết thúc. Thậm chí Team Liquid còn có được kết quả bất phân thắng bại 1-1 tại vòng bảng với đương kim Á quân của CKTG 2020 Suning. Nói vui một chút thôi nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng một điều bộ khung của LCS đang cực kì yếu và nếu họ không chịu thay đổi thì đến MSI hay CKTG 2021, thành tích của họ thậm chí sẽ chẳng bằng được năm 2020.

Những cái tên như Bjergsen, Doublelift hay kể cả WildTurtle đều là những huyền thoại của nền Liên Minh thế giới. Chúng ta tôn trọng họ nhưng có lẽ khi tay đã mỏi, mắt đã mờ, phản xạ chẳng còn tinh tường như xưa, họ nên lùi bước lại phía sau để nhường chỗ cho lớp trẻ như các khu vực LCK hay LPL đang làm. LEC cũng đang có vẻ đi theo lối mòn của Bắc Mĩ. Vẫn là những đội tuyển cũ, những cái tên quen như G2 Esports hay Fnactic, Perkz và Caps hay Rekles và Bwipo nhưng thành tích của họ đã chẳng thể bằng với mùa giải trước. Thử hỏi rằng tầm 1, 2 năm nữa liệu vẫn giữ nguyên đội hình như vậy thì liệu EU có còn đứng vững trên bản đồ Liên Minh Huyền Thoại thế giới trước sự đi lên liên tục của 2 thế lực Hàn – Trung.

Trái tim sư tử dũng cảm gục ngã trước cổng thiên đường 

Suning được góp mặt tại CKTG 2020 đã thực sự là kỳ tích khó tin khi họ chỉ xếp thứ 11/17 ở Mùa Xuân nhưng đã lột xác để trở thành hạt giống số 3 LPL tại giải đấu LMHT lớn nhất năm. Những gì sau đó xảy ra với họ còn hơn cả một giấc mơ, một câu chuyện cổ tích mà chẳng thua kém là bao so với Taipei Assasins.

Ngay từ trận đấu đầu tiên, SN cho thấy họ không đến đây để chơi hay lấy kinh nghiệm. Họ ép G2 đến nghẹt thở, và chỉ nhờ sự nóng vội của SN, G2 mới có thể chiến thắng đầy kịch tính. Thua trận trước đối thủ như G2 không có quá nhiều bất ngờ. SN trong những trận đấu sau đó nhanh chóng hạ gục từng đối thủ họ gặp mặt, Sofm vượt trội so với mọi đối thủ anh ta gặp ở bảng đấu của mình. Sofm bỏ túi Jankos, Broxah và bỏ túi Jankos rất nhiều lần để chiếm lấy ngôi đầu bảng đầy xuất sắc. 

Bốc thăm tứ kết buộc SN phải đương đầu với những người anh em LPL, tất nhiên họ không được đánh giá cao như JDG hay TES. Tuy vậy, lúc này SN cho thấy những nhận xét của các đội EU là chính xác, SN càng thi đấu càng mạnh. JDG chỉ mới chạm mặt SN một lần duy nhất và thắng 2-0, nhưng lúc đó SN vẫn còn non nớt. Chạm mặt JDG ở tứ kết đã là một SN hoàn toàn khác, thi đấu chắc chắn và Sofm bỏ túi hoàn toàn Kanavi khiến JDG dường như không thể có sự bùng nổ như vốn có. Chiến thắng 3-1 hoàn toàn xứng đáng cho SN. 

Vào đến bán kết, TES được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch, tuy nhiên không có đội nào là hoàn hảo cả. TES dần lộ những vết xước trên bộ áo giáp trước FNC và họ bước vào bán kết với phong thái không hề tự tin. Còn với SN, trước đối thủ kỵ dơ của mình, một phần nào đó họ cũng lo sợ, dẫu vậy khi đã đến vòng bán kết mọi đội tuyển đều có cơ hội như nhau, những con số thống kê chỉ mang tính tham khảo. SN đã tận dụng tốt cơ hội của mình, vận hành chiến thuật hoàn hảo, tắt điện chủ lực của đối thủ, dù có đôi làn làm người hâm mộ thót tim, sau cùng họ đã có chiến thắng xứng đáng.

Những chàng trai mang trái tim sư tử đầy quả cảm ghi tên mình vào chung kết giải đấu lớn nhất năm từ một đôi xếp hạng 11 LPL Mùa Xuân quả là một điều kỳ diệu. Tuy nhiên, câu chuyện cổ tích đã không thể kết thúc với một cái kết có hậu khi Bầy sư tử dù đã chơi đầy quả cảm nhưng đã phải gục ngã 1 - 3 ngay trước ngưỡng cửa thiên đường.

DAMWON Gaming "gồng gánh" LCK thành công, một tay đem vinh quang quay trở về Hàn Quốc 

LCK mang tới ba đội tuyển: DAMWON Gaming, DragonX và Gen.G tham dự CKTG 2020. Tuy nhiên trong số ba cái tên này, chỉ có DWG là đội tuyển được đánh giá cao hơn cả với lối đánh giao tranh đầy táo bạo nhưng khi cần vẫn cho thấy khả năng kiểm soát hoàn hảo. 

Thực tế những gì xảy ra từ đầu giải đấu đã cho thấy nhận định của các chuyên gia về DWG là hoàn toàn không sai khi họ đè bẹp hạt giống số 2 của nước chủ nhà Trung Quốc JD Gaming bằng khả năng kiểm soát hoàn hảo, những bước di chuyển luôn đi trước đối thủ và khả năng giao tranh tổng không có bất kỳ kẽ hở nào. Những trận sau đó trước PSG Talon rồi Rogue và DragonX tại vòng tứ kết cũng diễn ra tương tự khi DAMWON dễ dàng bóp nghẹt các đối thủ bằng lối chơi khôn ngoan, già dơ nhưng không kém cạnh về mặt kỹ năng.

DWG đã vượt qua khắc tinh của LCK trong những năm gần đây là G2 ở trận Bán Kết trong một kèo đấu mà họ vẫn bị đánh giá yếu hơn. Rồi sau đó họ đánh bại Suning ngay trên sân nhà Thượng Hải với một lối đánh hoàn hảo không vết xước. 

Những cái tên như Nuguri, Canyon và ShowMaker làm chúng ta hoài niệm về thời đỉnh cao của SKT T1 hay SSG ngày nào. Cuối cùng sau 2 năm bị người Trung Quốc chiếm giữ, ngai vàng của CKTG đã trở về với khu vực LCK. Chức vô địch này của DWG không chỉ đánh dấu thời kì phục hưng của người Hàn mà còn cho những khu vực khác một bài học: phải thay đổi để phát triển.

>>Xem thêm: Lịch sử các kỳ Chung Kết Thế Giới (P9)

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

LCK Mùa Xuân 2024 mới nhất: GEN đánh bại 3-2 T1 để lên ngôi vô địch lần thứ 4 liên tiếp

17/01/2024 15:58

Vừa mới chia tay TheShy, WBG rơi vào cảnh thảm khi liên tục bị mất fan

18/12/2023 16:56

GEN bị lộ bài tại EWC 2024 nhưng vẫn đại thắng tại LCK - Cơ hội giành Grand Slam vẫn còn

17/07/2024 09:00

Hơn 8.200 "Hide on bush" đã xuất hiện tại server Hàn sau khi Riot ID thay đổi

07/12/2023 14:06

Fan Faker giải quyết ân oán với anti-fan tại giải cộng đồng Faker Cup Trung Quốc

18/12/2023 13:43

MC Remind bị cộng đồng chỉ trích vì trình độ chuyên môn đi xuống sau 3 mùa giải VCS

01/02/2024 18:00

"Trùm cuối" VCS 2024 Mùa Xuân lộ diện: SofM chính thức trở thành HLV trưởng của VKE

19/02/2024 11:31
Xem thêm