cover-news

Những điểm yếu mà các đại diện VCS cần khắc phục nếu muốn tạo nên cột mốc lịch sử tại CKTG 2022

19/09/2022 11:32
Hoàng Anh Đức
GAM Esports và Saigon Buffalo vẫn còn rất nhiều những điểm yếu cần khắc phục nhanh chóng nếu muốn tạo nên những cột mốc lịch sử cho LMHT Việt Nam tại CKTG 2022.

Cả hai đại diện VCS tham dự CKTG 2022 là GAM Esports và Saigon Buffalo đều mong muốn tạo nên những "lần đầu tiên" đáng nhớ cho LMHT Việt Nam. Mục tiêu của cả hai đều là những điều các thế hệ đi trước còn đang dở dang trong việc hoàn thành.

Với Saigon Buffalo, Bầy trâu đỏ hẳn rất mong VCS có cả hai đại diện góp mặt ở vòng đấu bảng. Trước kia, tiền thân của SGB là YG năm 2017 hay Lowkey Esports năm 2019 đều đã tiến rất gần với kỳ tích này. Nhưng kết quả bốc thăm không may khi phải gặp hai đại diện rất mạnh là Team WE tại CKTG 2017 hay DAMWON Gaming năm 2019 đã khiến giấc mơ của hai đại diện VCS không thể thành hiện thực.

Trong khi đó, GAM Esports tất nhiên rất muốn hoàn thành giấc mơ top 8 CKTG vốn đã ở rất gần cách đây 5 năm trên đất Trung Quốc. Năm nay, nhà ĐKVĐ mang tới giải bộ khung đã thi đấu cùng nhau suốt 4 mùa giải, có cả kinh nghiệm và nhiều cá nhân ở trong thời kỳ sung sức nhất. Tất nhiên bảng đấu của GAM chẳng hề dễ chịu chút nào khi có cả hạt giống số 1 LEC Rogue, hạt giống số 2 LPL Top Esports và khả năng cao sẽ có cả hạt giống số 4 LCK DRX.

Nhưng để hiện thực hóa mục tiêu này, trong trường hợp có visa được dự CKTG 2022, các đại diện VCS cần sớm khắc phục một số điểm yếu cố hữu trong lối chơi và tư duy chiến thuật.

Cải thiện khả năng di chuyển kiểm soát mục tiêu (Macro) 

Trong một buổi livestream cách đây không lâu, cựu xạ thủ huyền thoại của LCS Yilian "Doublelift" Peng sau khi xem các trận đấu của hai đại diện VCS là GAM Esports và Saigon Buffalo đã đưa ra nhận định rằng: "VCS là khu vực tay to nhưng "không não" ". Điều này cho thấy xạ thủ từng 8 lần vô địch LCS đánh giá khá cao trình độ kỹ năng cá nhân của hai đại diện VCS nhưng cũng chỉ ra điểm yếu về mặt di chuyển, kiểm soát các mục tiêu lớn của cả GAM lẫn SGB.

Xạ thủ Doublelift bảo khu vực VCS tay to nhưng "không não" (Nguồn: NeitTV)

Điều này rõ ràng không sai bởi nếu theo dõi các đại diện trước đại của VCS tại CKTG hay chính bản thân các đội tuyển thi đấu tại VCS Mùa Hè. Ở VCS không thiếu các cá nhân "tay to", xử lý kỹ năng ấn tượng nhưng sau một pha giao tranh thì họ chẳng đổi được gì có lợi ngoài số mạng hạ gục có được. 

Ngược lại, ngay ở những giải đấu VCS vốn cho là vừa miếng hơn như LCS hay LEC, các đội tuyển sau một pha giao tranh chiến thắng là sẽ đổi về được lợi thế trụ, rồng, Sứ Giả Khe Nứt hay Baron. 

Tất nhiên, nếu là các đội ở LPL hay LCK, các đội tuyển ở khu vực này vốn đã là bậc thầy của lối chơi kiểm soát, trao đổi mục tiêu. Vì thế, cả GAM và SGB sẽ phải cố gắng cải thiện điểm yếu này nếu muốn tiến xa tại CKTG năm nay.

Tâm lý thi đấu 

Không chỉ riêng với Esports hay LMHT, đây là vấn đề cố hữu của rất nhiều các đội tuyển thể thao Việt Nam khi bước ra các sân chơi lớn tầm khu vực hay thế giới. Khi có lợi thế thì sẽ bị hừng dẫn tới thiếu đi sự tập trung tối đa trong những thời điểm then chốt, còn khi gặp bất lợi là mất đi sự tỉnh táo, bình tĩnh dẫn tới những sai lầm đáng trách rồi dẫn tới những thất bại đáng tiếc.

Trận thua đau nhất trong lịch sử những lần tham dự CKTG của VCS

Chúng ta hẳn chưa quên những tình huống Lệnh Sóng Âm hụt liên tục của Optimus trong trận Tiebreak với Fnatic cách đây 5 năm. Hoặc mới chỉ tại MSI 2022 tại Hàn Quốc, BeanJ đã có những pha xử lý cuối game với Lee Sin hết sức đáng trách trước RNG dù trước đó chính anh là người đã tạo ra lợi thế khổng lồ cho các đồng đội. 

Điểm yếu này cũng khó có thể được khắc phục trong "một sớm một chiều", nhất là khi tại VCS chưa có những chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý dành cho những tuyển thủ vốn có tuổi đời rất trẻ lại thường chỉ dành thời gian từ 10 - 12 tiếng một ngày để ngôi trước màn hình máy tính.

Bắt nhịp với meta 

Có một thực tế mà trong những lần tham dự các giải đấu quốc tế của VCS mà người hâm mộ đều nhận thấy, đó là chúng ta chỉ có thể tạo nên cú sốc nếu thi đấu ngươc meta với những lựa chọn "dị" hoặc sử dụng những chiến thuật khiến đối thủ không kịp trở tay.

Tiêu biểu là GAM tại MSI 2017 với Ziggs đi đường dưới, Zed đi đường giữa hay chiến thuật đổi đường khiến thế giới phát cuồng của GAM tại CKTG 2017 hay ván thắng lịch sử của Lowkey Esports trước DAMWON Gaming tại vòng khởi động CKTG 2019.

VCS thường chỉ chơi hay nếu đánh bài dị tại CKTG

Khi cố gắng đánh bám meta, các đại diện VCS thường bắt nhịp meta rất muộn, thường thì khi đã chắc chắn bị loại mới bắt đầu cho thấy khả năng thích nghi với giải đấu. Rõ ràng, để có thể đi xa hơn tại những giải đấu lớn như CKTG, cả GAM và SGB cần thích nghi thật nhanh với meta, làm quen với chiến thuật, tướng mạnh trong meta để có lợi thế ngay từ phần cấm chọn, triển khai thế trận.

Tạm kết 

Hiện tại, vẫn chưa rõ tình hình xin visa của cả GAM và SGB có kết quả như thế nào. Nhưng trong trường hợp mọi thứ khả thi và mong có thành tích tốt tại CKTG 2022, cả GAM và SGB sẽ phải cố gắng rất nhiều để khắc phục những nhược điểm vốn đã hiện hữu rất lâu của các đại diện VCS.

Bình luận

Bạn hãy đăng nhập để có thể bình luận

Bài viết liên quan

Chung kết khu vực NSOC 2023: Ngôi vương miền Nam - Trung sẽ gọi tên đại diện ngôi trường nào?

12/10/2023 09:16

Deft xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và sẽ tiếp tục thi đấu trong mùa giải 2024

21/11/2023 10:00

Chung kết CKTG 2023: Faker vực dậy triều đại T1 và nâng cúp vô địch lần thứ 4 trong 10 năm sự nghiệp

01/11/2023 08:10

Bùng nổ chung kết miền Bắc NSOC 2023 tại đấu trường eSports hiện đại bậc nhất Việt Nam

27/10/2023 17:13

Hết Gumayusi lại đến Zeus cùng Oner tiết lộ rằng T1 có thể sẽ thay đổi đội hình trong năm 2024

18/10/2023 17:46

GAM Esports hủy diệt và phục thù R7 thành công với cú Pentakill cho Xạ Thủ Slayder

13/10/2023 17:50

Cộng đồng VCS LMHT dậy sóng với một phiên bản Remind Pro Max khoe vòng 1 siêu gợi cảm

30/10/2023 17:10
Xem thêm
https://cdn-data.gtvplus.vn/banners/Gif/default_banner1224x150_1648108126.gif