Twitch là vị tướng quan trọng nhất trong đội hình này và cũng là một trong những nguồn sát thương chính trong giai đoạn từ giữa trận trở đi. Đầu trận, Twitch khá là yếu ớt, đặc biệt là lúc gặp các kèo bất lợi ví dụ như tay dài hoặc cấu rỉa tốt hơn. Bên cạnh đó, vị tướng này cũng có độ cơ động khá hạn chế vì không có kỹ năng chạy trốn. Nên một khi bị dồn sát thương hoặc dính hiệu ứng khống chế, Twitch gần như chắc chắn sẽ “chết”.
Nhưng với sự trợ giúp của Nocturne, Pyke, Karthus thì các điểm yếu kể trên của Twitch sẽ được bù đắp hoàn toàn. Chỉ cần vài đợt hỏi thăm đường dưới kết hợp giữa Nocturne và Karthus, Twitch sẽ có đủ lợi thế cần thiết để có thể nhanh chóng mạnh mẽ. Mà một khi Twitch có từ 2 đồ trở lên thì con chuột này sẽ hoàn toàn có thể giúp đội hình “tắt đèn” làm gỏi cả đội hình đối thủ. Tuy nhiên do ai cũng lao vào giao tranh nên Twitch cần phải biết chọn vị trí thật tốt và tự bảo vệ bản thân.
Bên cạnh, Twitch, Karthus cũng là một nguồn sát thương chính của đội hình này. Chính vì thế, bảo vệ để Karthus có thể farm đủ đồ và không bị thọt là vô cùng quan trọng. Một khi đạt cấp 6, Karthus sẽ là người mở đầu giao tranh hoặc kết liễu các mục tiêu yếu máu. Do đó vị tướng này mới được giao trọng trách đi rừng để có thể thoải mái di chuyển giúp đỡ đồng đội quanh bản đồ. Trọng trách của Karthus sẽ rất lớn vì vị tướng này là người sẽ châm ngòi nổ quyết định xem đội hình sẽ làm gì, bắt ai và di chuyển ra sao.
Bên cạnh đó, Karthus cũng cần ở cạnh Kled để có thể nhanh chóng tận dụng chiêu cuối lao vào giữa đội hình đối phương nhằm dồn sát thương và khống chế kẻ địch ngay lập tức. Tuy nhiên cũng cần cẩn thận để tránh trường hợp bị bốc hơi trong nháy mắt và không kịp dồn sao cho đủ lượng sát thương cần thiết.
Cùng với Pyke, Nocturne chính là tướng đóng vai trò kết liễu đối phương cùng bắt lẻ trong đội hình “tắt điện”. Nhiều người sẽ thắc mắc là tại sao không để Nocturne đi rừng nhưng mà đường giữa cũng vô cùng ổn. Vị tướng này là một phiên bản khác của Twisted Fate với những cải thiện đáng kể. Khả năng dọn lính với (Q), khống chế chắc chắn với (E) và còn chặn được kỹ năng với (W). Bên cạnh đó, ở đường giữa thì Nocturne cũng có thể thoải mái di chuyển ra 2 cánh một cách nhanh chóng mà không trở nên bị động hay chậm chạp khi giao tranh quan trọng nổ ra.
Nhưng Nocturne cũng sẽ phải chọn thời điểm bật chiêu cuối thật cẩn thận để có thể lao vào sao cho vừa không bị bốc hơi ngay lập tức mà lại còn gây hỗn loạn được cho đội hình của đối phương. Thời điểm tốt nhất là sau khi Kled và những người còn lại đang lao vào với chiêu cuối của hắn. Tất nhiên, Nocturne cũng có thể lên kiểu đấu sĩ để có thể thoải mái lao vào dí tuyến sau của đối phương mà vẫn có thể tung hoành.
Chọn Pyke đi với Twitch quả thực là không hợp rơ cho lắm vì khả năng bảo vệ Twitch của vị tướng này chẳng được là bao. Tuy nhiên hắn lại là hỗ trợ thích hợp với đội hình sốc sát thương nhất vì khả năng kết liễu đối thủ trong nháy mắt bằng chiêu cuối. Do đó, so với 2 nguồn sát thương chính là Karthus, Twitch thì Pyke cũng quan trọng không kém. Hắn có thể mở giao tranh tốt chẳng khác gì Kled cả. Tàng hình rồi căn (Q) kéo sẽ khiến đối thủ chẳng thể phản ứng kịp.
Người cầm Pyke phải có kỹ năng tốt và khả năng căn sát thương chuẩn xác để có thể liên tục kết liễu các mục tiêu ngay khi đủ sát thương. Chậm hơn 1 chút thì có thể chấp nhận được chứ căn xịt lượng máu để kết liễu thì sẽ dễ kéo dài giao tranh và tạo ra các tình huống ngoài ý muốn.
Lý do chọn Kled là vì chiêu cuối Xung Phonggg!!! (R) của hắn với khả năng đưa bất kỳ đồng đội nào đi cùng di chuyển với tốc độ ánh sáng. Do đó, Karthus, Twitch có thể nhanh chóng tiếp cận đối phương và xả sát thương dù có Tốc Biến hay không. Vị tướng này cũng có độ trâu rất đáng nể vì nội tại với lớp máu thứ đến từ Skaarl, trong các giao tranh kéo dài, hắn có thể dễ dàng kích hoạt Skaarl một lần nữa để có thêm máu. Bên cạnh đó, sát thương của Kled cũng không bị giảm bớt đi mấy khi lên đồ đỡ đòn vì sát thương cơ bản của chúng rất cao.
Để khắc chế đội hình “tắt điện”, ta cần phải có một đội hình với khả năng hồi phục, chống chịu tốt nhằm tránh bị sốc sát thương bởi Karthus cùng Nocturne. Bên cạnh đó, khả năng chủ động mở giao tranh, rút lui và phản công cũng không thể thiếu. Cuối cùng là hiệu ứng khống chế vì các tướng chủ chốt trong đội hình “tắt điện” đa phần đều không có kỹ năng chạy trốn ví dụ như Twitch hay Karthus.
>>> Yasuo được tăng sức mạnh trong Tốc Chiến, fan cuồng hào hứng trở lại với "đấng"
Bài viết liên quan
Giữa những lời chúc mừng và đồn đoán về tương lai của các tuyển thủ T1, một thông tin bất ngờ hơn đã được công bố khiến fan vui mừng khôn xiết và nay đã trở thành hiện thực.
SofM sẽ có một vai trò vô cùng đặc biệt tại Vikings Esports trong mùa giải mới và úp mở việc bản thân có thể đảm nhận bất kỳ vai trò nào mà đội tuyển còn thiếu.
Sau một khoảng thời gian dài tạm đình chỉ và điều tra các tuyển thủ VCS về nghi vấn vi phạm, BTC VCS cùng Riot đã đưa ra phán quyết cuối cùng với 26 cái tên bị cấm thi đấu từ 6 tháng cho tới vĩnh viễn.
Thay vì chơi game như mọi khi, Faker đã có một content siêu "quỷ" đó là giải đề thi đại học Hàn Quốc ngay trên sóng livestream.
Chiến thắng 2-1 đầy căng thẳng của T1 trước KT Rolster đã giúp đội tuyển này chấm dứt chuỗi 3 trận thua liên tiếp đáng quên ở LCK Mùa Hè 2024.
Cộng đồng fan T1 Việt Nam cuối cùng đã có thể thở phào nhẹ nhõm sau khi liên tiếp đón tin vui vào trưa ngày 23/11 khi T1 đã hoàn tất việc tái kí hợp đồng với các tuyển thủ.
Tình trạng của tuyển thủ LMHT BeanJ đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng fan VCS sau khi nhận án phạt nặng từ Riot.
Đọc nhiều